Đây là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7/2018.
Theo đó, trả lời câu hỏi của báo giới xung quanh việc Trung Quốc đang chủ động phá giá đồng Nhân dân tệ, Việt Nam có nên phá giá tiền đồng để đảm bảo cân bằng thương mại với Trung Quốc, bà Hồng khẳng định: Tỷ giá được quản lý dựa trên mối quan hệ với các đồng tiền trên thế giới, không chỉ vì Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ mà phá giá tiền đồng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố không vì Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ mà điều chỉnh giá Việt Nam đồng.
Bà Hồng khẳng định: Quản lý tỷ giá ngoại hối của Việt Nam hiện nay không vì mục tiêu với một nền kinh tế cụ thể nào mà phải là mục tiêu vĩ mô, dựa trên mối quan hệ với các nước đối tác thương mại với Việt Nam.
"Đồng Nhân dân tệ giảm giá mạnh, đây là điều không chỉ đáng lưu ý với NHNN mà còn đáng quan tâm với nhiều NH các nền kinh tế khác. Chúng ta đang có mối quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới nên không chỉ vì đồng Nhân dân tệ phá giá mà còn phải theo quan hệ thương mại với nhiều nước lớn khác", bà Hồng nói.
Bên cạnh đó, lãnh đạo NHNN cho biết, từ 4/1/2016, NHNN đã chuyển sang điều hành theo cơ chế tỉ giá trung tâm dựa trên các yếu tố diễn biến các đồng tiền của đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam, bao gồm cả CNY cũng nằm trong giỏ tính toán xác định tỉ giá trung tâm hằng ngày.
Để bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô, điều hành thị trường tiền tệ, NHNN không chỉ căn cứ vào diễn biến tỉ giá trung tâm mà còn nhiều yếu tố khác như lãi suất, thanh khoản…để phối hợp với chính sách tài khoá, điều tiết bảo đảm mục tiêu đề ra.
Diễn biến thời gian qua cho đến hôm nay, tỉ giá trung tâm của Việt Nam đã tăng 1,1% so với cuối năm ngoái, với biên độ cho phép +/-3, tỉ giá liên ngân hàng biến động tăng 2,5% so với cuối năm 2017.
Phó Thống đốc khẳng định: Đây là diễn biến trong tầm kiểm soát NHNN phù hợp diễn biến xu hướng các đồng tiền trên thế giới và khu vực.
Hiện Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ ở mức rất cao để đối đầu với cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Việc giá đồng Nhân dân tệ bị hạ xuống mức thấp khiến Trung Quốc có lợi hơn trong xuất khẩu và khiến những trừng phạt về thuế của Mỹ vào hàng hoá nước này sẽ bớt thiệt hại.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã không còn chủ động giảm giá đồng nhân dân tệ được nữa. Đồng tiền nước này đã và đang trở lên mạnh hơn và việc giảm giá gây lo ngại đối với dự trữ ngoại hối của nước này.
Các chuyên gia cũng đề xuất việc phá giá tiền đồng ở mức 2,5% nhằm đảm bảo giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc - một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, xung quanh đề xuất này, có nhiều quan điểm khác cho rằng không nên giảm giá tiền đồng bởi điều này sẽ làm phương hại quan hệ thương mại Việt Nam với các nước khác như: Mỹ, EU, Nhật - những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...