Doanh nghiệp may trước thách thức của các Hiệp định thương mại tự do

Thứ 3, 21/02/2017 | 15:55:58
1,119 lượt xem

Hiệp định thương mại tự do (FTA) với những ưu đãi lớn đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam trong việc hội nhập và chinh phục thị trường thế giới. Doanh nghiệp may trong tỉnh đã làm như thế nào để tận dụng cơ hội này.

Câu trả lời ở phần lớn các doanh nghiệp may lúc này lại luôn đến từ phía người lao động. Một môi trường làm việc tốt, thu nhập ổn định đó là những điều kiện tiên quyết để người lao động cống hiến hết mình.

Chị Phạm Thị Kim Định - Công nhân Nhà máy may xuất khẩu Newstar cho biết: Mình thấy lương ở đây khá ổn định. Trung bình các bạn được trên 4 triệu/ tháng. Nếu bạn nào làm nhanh lương có thể lên tới hơn 6 triệu/tháng. Mình là người ở xa, công ty có xe đưa đón, nên thực sự cảm thấy yên tâm ”.

 

Khi người lao động thực sự yên tâm với công việc và thu nhập của mình thì hiệu quả lao động sẽ cao hơn, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên, uy tín với khách hàng cũng sẽ được hình thành.

 

 

Chị Nguyễn Thị Hồng - Công nhân Nhà máy may xuất khẩu  Newstar chia sẻ:Trước đây, em làm việc ở thành phố, nhưng từ khi em chuyển về đây, em thấy có nhiều thuận lợi hơn. Ở đây gần nhà hơn, chế độ bảo hiểm đầy đủ, trong khi đó thu nhập không kém ở thành phố".

Trong bối cảnh Hiệp định thương mại TTP đang có nhiều biến động, thì các Hiệp định thương mại tự do FTA đang mở ra nhiều cơ hội mới và cả những thách thức đan xen cho ngành dệt may trong nước. Phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực có chất lượng, chủ động đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất, giữ uy tín với khách hàng là nền tảng để phát triển đang được nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may lựa chọn.

Ông Vũ Việt Hùng - Phó Giám đốc nhà máy may xuất khẩu Newstar cho biết : “Chúng tôi là công ty đầu tiên của Cụm công nghiệp Đông Phong ở đây. Quy mô công ty là 1000 lao động với tổng dự án đầu tư là 5 triệu USD. Chúng tôi thực hiện dự án từ đầu năm 2016. Đến thời điểm này, chúng tôi đã hoàn thành giai đoạn I của dự án là 1 nhà xưởng với gần 500 lao động. Chúng tôi mới đầu tư 1 nhà máy thứ hai, cạnh nhà máy 1, cũng với quy mô 500 lao động nữa. Tổng quy mô sẽ  là 1000 lao động".

Biết đi trước đón đầu, phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội, chủ động hội nhập, lường đón khó khăn, thách thức biến khó khăn thách thức ấy thành động lực để phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may có bước tăng trưởng ổn định và bền vững.

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...