Điều kiện cản trở giảm lãi suất cho vay vào cuối năm

Thứ 4, 07/12/2016 | 15:56:45
893 lượt xem

Trên thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất ở các kỳ hạn tăng 1-1,6 điểm % so với tháng trước, lãi suất O/N tính đến 17-11 ở mức 2,02%, tăng 1,64 điểm % so với thời điểm 17-10 (0,38%), song vẫn thấp hơn 3-3,5 điểm % so với thời điểm đầu năm.

Lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên của nhiều ngân hàng thương mại đã về sát mức 6%.

Giảm lãi suất cho vay gặp thách thức

Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố mùa vụ cuối năm khiến nhu cầu vốn ngắn hạn tăng cao đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng so với tháng trước. Trên thị trường mở, nhằm duy trì thanh khoản dồi dào của hệ thống và giảm thiểu áp lực lên tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành tín phiếu kỳ hạn 14 ngày và 28 ngày với mức lãi suất từ 1,5-2%. Tính đến giữa tháng 11, theo công bố của NHNN, NHNN đã bơm hơn 250 nghìn tỷ VND vào nền kinh tế thông qua việc mua hơn 11 tỷ USD kể từ đầu năm, trong khi đó, hút ròng qua OMO để trung hòa chỉ đạt 149.000 tỷ đồng. Tính đến 16-11, M2 tăng 14,87%, cao hơn 3 điểm % so với cùng kỳ năm 2015.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 vẫn ổn định. Lãi suất huy động và cho vay trên thị trường trong 10 tháng hầu như không thay đổi so với tháng trước. Lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên của nhiều NHTM đã về sát mức 6%, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực này ổn định sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, NFSC cho rằng, các điều kiện để giảm lãi suất đang bớt thuận lợi hơn khi: CPI tăng nhanh trở lại kể từ tháng 10; Lãi suất của USD gần như chắc chắn tăng vào cuối tháng 12; Lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng khoảng 0,5% ở các kỳ hạn.

Tỷ giá tăng do yếu tố mùa vụ

Thị trường ngoại hối trong tháng 11 có đột biến chủ yếu do yếu tố mùa vụ và tác động tâm lý của việc đồng USD tăng giá trên thị trường thế giới. Tỷ giá trung tâm liên tục được NHNN điều chỉnh tăng dần, tính đến 23-11, được niêm yết ở mức 22.136 VND/USD, tăng khoảng 1,1% so với đầu năm. Tỷ giá ngân hàng thương mại và thị trường phi chính thức cũng tăng trở lại sau một thời gian dài ổn định. Tỷ giá bán tại nhiều NHTM hiện phổ biến vào khoảng 22.700 VND/USD, tăng khoảng 0,22% so với đầu năm.

Các nguyên nhân khiến tỷ giá biến động là do: USD liên tục lên giá so với các đồng tiền chủ chốt, đặc biệt sau khi có kết quả chính thức của bầu cử Tổng thống Mỹ5; nhu cầu ngoại tệ tăng trở lại theo yếu tố mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán về cuối năm (kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đã chấm dứt xu hướng giảm so với năm trước) và đón đầu khả năng FED tăng lãi suất vào tháng 12.

Ngoài ra, tín dụng ngoại tệ đang tăng lên. Tính đến 30-10-2016, tín dụng ngoại tệ đã tăng 4,4% so với cuối năm 2015, trong khi cùng kỳ năm 2015 giảm 9%.

Tuy nhiên, cán cân thương mại cả năm dự báo sẽ vẫn thặng dư, nên biến động tỷ giá trong tháng 11 chỉ là tạm thời. Dù vậy, việc điều hành tỷ giá thời gian tới cần lưu ý một số yếu tố không thuận lợi như: Fed chắc chắn sẽ tăng lãi suất vào tháng 12; một số đồng tiền chủ chốt trong giỏ tính tỷ giá giảm giá mạnh so với USD, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ (CNY)6 ; lạm phát có chiều hướng tăng.

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...