Tương lai của trạm vũ trụ quốc tế ISS

Thứ 5, 17/03/2022 | 10:08:09
588 lượt xem

Trạm vũ trụ quốc tế ISS được xem là một dấu ấn phát triển lâu dài về cách các quốc gia xích lại gần nhau bất chấp những khác biệt và bất đồng về chính trị. Nó cũng từng chứng kiến cách Nga và Mỹ giải quyết các bất đồng. Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã tạo ra sự chia rẽ lớn nhất từ trước đến nay giữa 2 đối tác lớn trong dự án gồm 15 quốc gia. Lần này, liệu ISS có thể lại trở thành điểm hòa giải như nó đã từng làm hay kết thúc sứ mệnh?

Trạm vũ trụ quốc tế ISS là kết quả của sự hợp tác quốc tế giữa năm cơ quan vũ trụ từ 15 quốc gia, bao gồm Canada, một số quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Nga và Hoa Kỳ. ISS được phóng vào năm 1998 và biến thành một khu phức hợp dài gần như một sân bóng đá, với tám hàng dặm đường dây điện, một mẫu Anh các tấm pin mặt trời và ba phòng thí nghiệm công nghệ cao.

Ngày 31 tháng 10 năm 2000 đã ghi một dấu mốc quan trọng của ISS khi phi hành đoàn đầu tiên gồm 1 người Mỹ và 2 người Nga đã lên trạm vũ trụ từ Kazakhstan. Hai ngày sau, họ mở cửa trạm và nắm chặt tay nhau.

Ông Scott Pace - Giám đốc Viện Chính sách Không gian, Đại học George Washington: 

"Nga là đối tác của chúng tôi, cùng với Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và châu Âu trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Họ đã là đối tác từ những năm 1990. Họ không thể hoạt động nếu không có chúng tôi. Chúng tôi không thể hoạt động mà thiếu họ. Vì vậy, đó thực sự là một quan hệ đối tác quốc tế."


Trong thời gian làm việc trên ISS, ba phi hành gia luôn hòa thuận với nhau. Nhưng đôi khi, căng thẳng bùng lên giữa họ và hai cơ quan kiểm soát sứ mệnh, ở Houston và ngoại ô Moscow.

Ông Scott Pace - Giám đốc Viện Chính sách Không gian, Đại học George Washington: 

"Trạm vũ trụ, như tôi đã nói, phần lớn bị cô lập khỏi các sự kiện chính trị khác. Nhưng bạn biết đấy, nó không phải là bất khả chiến bại."


Đã có những lo ngại được đưa ra sau khi Tổng Giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos Dmitry Rogozin cảnh báo về việc “rút tay” khỏi ISS như hành động đáp trả tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc áp trừng phạt lên chương trình không gian của Nga.

Ông Rogozin cho biết Nga rút khỏi ISS có thể khiến trạm vũ trụ 500 tấn này mất kiểm soát, rơi khỏi quỹ đạo và có khả năng “hạ cánh” xuống Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, hay bất cứ vùng dân cư đông đúc nào trên hành tinh.

Hiện, Nga đang đóng vai trò là trung tâm của ISS nhờ nắm giữ các modul cần thiết cho việc duy trì hoạt động bình thường của trạm vũ trụ, thực hiện vận chuyển hàng hóa và tham gia các thay đổi của phi hành đoàn. Nga cũng chịu trách nhiệm duy trì trạm quốc tế trên quỹ đạo. Hàng năm, Nga đều thực hiện các điều chỉnh độ cao bằng động cơ của các tàu tự động Tiến bộ. Nếu không có những thao tác này, ISS có thể tan rã trong không gian hoặc rơi trở lại Trái đất thành từng mảnh.

Các quan chức NASA vẫn thận trọng trong các tuyên bố, nói rằng việc hợp tác thường xuyên vẫn đang diễn ra và họ không thấy có dấu hiệu thay đổi nào. Về mặt chính thức, ISS được thiết lập để hoạt động đến năm 2024.

Ông JOEL MONTALBANO -  Quản lý trạm không gian quốc tế: 

"Tại thời điểm này, không có dấu hiệu nào từ các đối tác Nga của chúng tôi rằng họ muốn làm bất cứ điều gì khác biệt."


Hiện 4 phi hành gia NASA, 2 phi hành gia Nga và một phi hành gia châu Âu vẫn đang ở trên trạm vũ trụ.

Nói như Giám đốc Viện Chính sách Không gian Scott Pace, trạm vũ trụ “là một cách để gắn kết mọi người lại với nhau, đó là một cách để thực hiện những nỗ lực chung bởi không gian ngày càng quan trọng hơn đối với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. "

Theo TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...