Hiến tạng - việc làm nhân văn nhưng còn nhiều định kiến

Thứ 6, 01/06/2018 | 16:27:06
510 lượt xem

​Trường hợp một bệnh nhân ở huyện Hưng Hà hiến toàn bộ mô, tạng sau khi qua đời để cứu sống nhiều người bệnh hiểm nghèo khác đang được dư luận rất quan tâm vì ý nghĩa cao đẹp của hành động này. Vậy nhưng, trên thực tế, mỗi năm Việt Nam có hàng nghìn bệnh nhân chờ được ghép tạng mà nguồn tạng từ người hiến thì vẫn còn vô cùng khan hiếm.

Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Mỗi năm nước ta có đến 80.000 người chết và 150.000 người mắc mới. Ghép tạng được coi là một trong những cách hiệu quả để điều trị căn bệnh này. Vậy nhưng, qua hơn 20 năm từ khi thực hiện ca ghép tạng đầu tiên, Việt Nam mới chỉ thực hiện được trên 1.300 ca, quá ít so với tiềm năng hiện có. Rất nhiều bệnh nhân đã có thể được cứu sống nếu có tạng thay thế. Trong khi nhiều mô tạng từ nguồn các ca chết não, chết vì tai nạn giao thông và các trường hợp tử vong khác đã không được sử dụng để cứu chữa bệnh nhân.

Rào cản lớn nhất trong việc hiến tạng hiện nay thuộc về những định kiến, quan niệm xã hội. Ngay cả với những người đồng ý cho người thân hiến tạng cũng phải chịu những áp lực từ bạn bè, họ hàng. Do đó, nguồn cho các bệnh nhân cần được hiến tạng vẫn còn đang khan hiếm.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...