Đề thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ ra theo hướng nào?

Thứ 2, 24/06/2019 | 07:31:37
1,133 lượt xem

Đề thi THPT Quốc gia năm 2019 sẽ ra theo hướng có tính ứng dụng thực tiễn, không nặng về ghi nhớ các số liệu hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 tại tỉnh Hà Giang

Ngày 25/6, hơn 887.000 học sinh lớp 12 sẽ tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Số đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên là hơn 653.000. Trong đó, thí sinh tự do chiếm khoảng 4,3%.

Kỳ thi năm nay thí sinh tự do, thí sinh chương trình giáo dục thường xuyên được bố trí dự thi tại một số điểm thi cùng với thí sinh giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi và do Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định.

Theo Bộ GDĐT, nội dung đề thi vẫn nằm trong chương trình THPT nhưng sẽ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.

Đề cập tới việc ra đề thi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, quan trọng nhất của đề thi là phải đảm bảo chính xác, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và có độ phân hoá phù hợp, đánh giá được khách quan năng lực của thí sinh. Kết quả thi là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh việc dạy – học cho phù hợp, đồng thời cung cấp dữ liệu làm cơ sở để tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Đề thi THPT Quốc gia năm 2019 tiếp tục được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực, có tính ứng dụng thực tiễn, không nặng về ghi nhớ các số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi sẽ có nhóm các câu hỏi ở mức độ cơ bản để phục vụ xét tốt nghiệp THPT và có các câu hỏi với độ khó phù hợp nhằm phân hóa kết quả thi, hỗ trợ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ. Các câu hỏi trong đề được sắp xếp theo độ khó tăng dần giúp thí sinh thuận lợi khi làm bài.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, kiểm tra, đánh giá là hoạt động bình thường diễn ra trong suốt quá trình học tập của các em, nhưng đối với các học sinh kỳ thi THPT Quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng vì đánh giá kết quả của 12 năm học phổ thông.

Thí sinh tâm rằng, Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ, các địa phương và Bộ, ngành liên quan đã vào cuộc sát sao, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất, tạo thuận lợi cho các em tham dự kỳ thi thực sự an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế nhưng không căng thẳng.

"Để làm được tốt bài thi, các em cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý, sức khỏe và kiến thức. Do đề thi sẽ ra theo hướng mở, có tính ứng dụng thực tiễn, nên thí sinh cần hệ thống lại và nắm chắc các nội dung đã học, chủ yếu yêu trong chương trình lớp 12. Chỉ khi vững kiến thức, kỹ năng các em mới có tâm lý tốt, tự tin để hoàn thành tốt bài thi", ông Nguyễn Hữu Độ nói.

Đặc biệt, kỷ luật trường thi rất nghiêm ngặt, do đó thí sinh phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế thi, tuyệt đối không đem vào phòng thi những dụng cụ không được phép, nhất là điện thoại di động. Khi thực hiện đúng quy chế, tâm lý các em mới ổn định và tập trung làm bài tốt./.

Theo vov.vn

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...