Gỡ khó cho giáo viên trước khi triển khai chương trình mới lớp 2, lớp 6

Thứ 7, 03/07/2021 | 00:00:00
273 lượt xem

Hiện hầu hết các trường đã tiến hành giai đoạn 2 tập huấn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên.

Từ năm học 2021 – 2022, học sinh lớp 2 trên toàn quốc sẽ học với SGK mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Với kinh nghiệm từ lần tập huấn sách giáo khoa lớp 1 nên các giáo viên lớp 2 không quá khó để nắm bắt được chương trình nhưng với những giáo viên phải dạy môn tích hợp ở lớp 6 thì vẫn còn trăn trở. Tăng cường tập huấn để gỡ khó cho giáo viên đang được coi là cách tiếp sức cho giáo viên bắt kịp với những đổi mới đó. 

Giáo viên lớp 2 tự tin khi tiếp cận sách mới

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các nhà xuất bản đã xây dựng phương án, lịch trình tổ chức bồi dưỡng bằng hình thức trực tuyến tới 100% giáo viên và cán bộ quản lý ở tất cả các tỉnh, thành phố. Công tác tập huấn trực tuyến hiện đang được thực hiện, chia làm nhiều đợt, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 7/2021. Bên cạnh đó, tất cả các tài liệu, dữ liệu tập huấn đều được đăng tải trên website của các nhà xuất bản để cán bộ quản lý, giáo viên các địa phương chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về sách giáo khoa các môn học.

Có thể nói, trước khi tiếp cận với chương trình mới, sách giáo khoa mới, các giáo viên sẽ dạy lớp 2 trong năm học tới vẫn còn những băn khoăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau thời gian tập huấn, tương tác trực tiếp với nhóm tác giả biên soạn, các thầy cô giáo đã hiểu rõ hơn tư tưởng và những điểm mới của bộ sách.

Cô Nguyễn Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Đăng Ninh, Hà Nội cho biết: Rút kinh nghiệm trong việc triển khai tập huấn và giảng dạy sách giáo khoa lớp 1 của năm học trước, năm nay, nhà trường đã kịp thời triển khai, phổ biến đến các thầy cô sẽ dạy khối 2 nghiên cứu kỹ về chương trình và sách giáo khoa mới, có định hướng về bài soạn, trước khi tham gia tập huấn. Từ đó, các giáo viên chủ động tâm thế để bước vào năm học mới.

Sau quá trình tập huấn, cô Nguyễn Thị Hoa, Trường Tiểu học Trần Đăng Ninh, Hà Nội chia sẻ: Chương trình lớp 2 mới rất hay, dễ tiếp cận từ phía giáo viên và gần gũi với học sinh, nhưng khó khăn là các thầy cô phải tìm hiểu để bắt nhịp với những thay đổi của sách. Thời gian tập huấn không dài nhưng được các chuyên gia, tác giả biên soạn giới thiệu tổng quan từng môn học, giới thiệu về cấu trúc của sách và của từng bài học, chúng tôi đã hiểu được những điểm khác biệt nổi bật của sách giáo khoa mới so với sách hiện hành. Từ đó, các tổ chuyên môn cùng nhau xem lại những bài tập huấn cụ thể của từng môn, từng bài, từng tiết để định hướng việc soạn bài hấp dẫn, hiệu quả. Tôi tin rằng, học sinh sẽ rất thích khi được tiếp cận những bài học của bộ sách mới.

Bày tỏ sự tự tin khi triển khai giảng dạy sách giáo khoa mới, cô Lê Thu Thuỷ, Trường Tiểu học Phú La, Hà Nội cho hay: Qua nghiên cứu sách giáo khoa và một số đợt tập huấn, chúng tôi đã vượt qua những hồi hộp ban đầu để cùng thống nhất về nhận định, đề xuất những phương pháp giảng dạy mới và tự tin hơn nhiều khi bắt tay vào việc triển khai chương trình mới ở lớp 2. Hiện chúng tôi đã hình thành dần khung giảng dạy, về cơ bản nét mới là giáo viên phải sáng tạo, tích cực hơn, hướng học sinh vận dụng kiến thức học vào thực tế cuộc sống.

Cô Nguyễn Thị Bích Hạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú La, Hà Nội cho biết: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc tập huấn cho giáo viên về sách giáo khoa mới được thực hiện trực tuyến. Lúc đầu, nhà trường xác định là sẽ có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai, chúng tôi nhận thấy, các thầy cô bắt nhịp tương đối tốt, những thắc mắc của giáo viên đều được giải đáp và có hướng giải quyết để thầy cô yên tâm với chương trình mới.
Khác với chương trình Tiểu học, chương trình lớp 6 có nhiều đổi mới hơn so với chương trình hiện hành, bởi sẽ bắt đầu triển khai dạy các môn tích hợp. Môn Khoa học tự nhiên, Địa lý và lịch sử, Giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm... là những môn học lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình lớp 6 từ năm học 2021-2022.

Cô Nguyễn Thị Sinh, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi, Hà Nội chia sẻ: Hiện nay, giáo viên đang quen với việc dạy riêng lẻ từng môn. Khi dạy tích hợp liên môn, các thầy cô sẽ không tránh khỏi những khó khăn để đáp ứng yêu cầu mới của bộ sách. Nhưng khó khăn nào cũng có hướng khắc phục và hướng đi phù hợp với thực tế. Thông qua đợt tập huấn vừa qua, giáo viên dạy môn tích hợp đã tìm được hướng đi nhất định và có tâm lý thoải mái hơn để sẵn sàng nhập cuộc. Nhà trường cũng mong muốn sẽ được tập huấn chuyên sâu hơn, thậm chí có những tiết dạy mẫu để giáo viên được học tập và trải nghiệm kỹ hơn. Về lâu dài, nếu các trường sư phạm có khoa đào tạo giáo viên dạy liên môn thì khi ra trường, lực lượng này sẽ đáp ứng tốt với việc giảng dạy chương trình mới.

Là một giáo viên dạy môn Lịch sử, cô Lê Hằng – Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi, Hà Nội cho rằng: "Chắc chắn, khi dạy liên môn Lịch sử - Địa lý, chúng tôi cần thêm thời gian bổ sung kiến thức cho bài học. Trong đó, sẽ có kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành mà giáo viên không hiểu hết. Vì vậy, chúng tôi mong muốn sẽ có các khoá học để bổ sung thêm kiến thức liên môn, giúp giáo viên tích luỹ thêm kinh nghiệm khi triển khai giảng dạy. Hiện nay, để tháo gỡ cho giáo viên trước những trăn trở về chương trình mới, ngoài việc tập huấn chung, các trường cũng tổ chức tập huấn chuyên đề theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Những bài soạn mẫu, những tiết dạy thử cũng được lên kế hoạch. Tuy nhiên, để giáo viên thực sự nhập cuộc, công tác tập huấn cần được thực hiện nhiều hơn nữa".

Triển khai chương trình và sách giáo khoa mới mang lại nhiều hy vọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho nhà trường phổ thông, trong đó có các thầy, cô giáo. So với lần đổi mới chương trình và sách giáo khoa đầu những năm 2000, sự đổi mới lần này yêu cầu toàn diện và sâu sắc hơn.

Để giúp các thầy cô hiểu đầy đủ các ý tưởng mới của sách, nhanh chóng làm quen với cách dạy theo sách mới và triển khai dạy học một cách thuận lợi, các nhà xuất bản đã biên soạn đầy đủ các tài liệu như sách giáo viên, bài giảng tập huấn (video, tài liệu dạng PDF…). Tuy nhiên, những khó khăn chắc chắn sẽ còn phát sinh trong quá trình triển khai. Các cơ quan quản lý cần lường trước được những tình huống để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ, giúp các trường yên tâm, chủ động ứng phó. Cùng với đó rất cần sự chủ động, nỗ lực từ đội ngũ giáo viên. 


Còn những trăn trở khi dạy tích hợp liên môn

Từ năm học 2021 – 2022, học sinh lớp 6 trên toàn quốc sẽ học với SGK mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Khác với chương trình Tiểu học, chương trình lớp 6 có nhiều đổi mới hơn so với chương trình hiện hành, bởi sẽ bắt đầu triển khai dạy các môn tích hợp. Môn Khoa học tự nhiên, Địa lý và lịch sử, Giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm... là những môn học lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình lớp 6 từ năm học 2021-2022.

Cô Nguyễn Thị Sinh, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi, Hà Nội chia sẻ: Hiện nay, giáo viên đang quen với việc dạy riêng lẻ từng môn. Khi dạy tích hợp liên môn, các thầy cô sẽ không tránh khỏi những khó khăn để đáp ứng yêu cầu mới của bộ sách. Nhưng khó khăn nào cũng có hướng khắc phục và hướng đi phù hợp với thực tế. Thông qua đợt tập huấn vừa qua, giáo viên dạy môn tích hợp đã tìm được hướng đi nhất định và có tâm lý thoải mái hơn để sẵn sàng nhập cuộc. Nhà trường cũng mong muốn sẽ được tập huấn chuyên sâu hơn, thậm chí có những tiết dạy mẫu để giáo viên được học tập và trải nghiệm kỹ hơn. Về lâu dài, nếu các trường sư phạm có khoa đào tạo giáo viên dạy liên môn thì khi ra trường, lực lượng này sẽ đáp ứng tốt với việc giảng dạy chương trình mới.

Là một giáo viên dạy môn Lịch sử, cô Lê Hằng – Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Trãi, Hà Nội cho rằng: "Chắc chắn, khi dạy liên môn Lịch sử - Địa lý, chúng tôi cần thêm thời gian bổ sung kiến thức cho bài học. Trong đó, sẽ có kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành mà giáo viên không hiểu hết. Vì vậy, chúng tôi mong muốn sẽ có các khoá học để bổ sung thêm kiến thức liên môn, giúp giáo viên tích luỹ thêm kinh nghiệm khi triển khai giảng dạy. Hiện nay, để tháo gỡ cho giáo viên trước những trăn trở về chương trình mới, ngoài việc tập huấn chung, các trường cũng tổ chức tập huấn chuyên đề theo hướng “cầm tay chỉ việc”. Những bài soạn mẫu, những tiết dạy thử cũng được lên kế hoạch. Tuy nhiên, để giáo viên thực sự nhập cuộc, công tác tập huấn cần được thực hiện nhiều hơn nữa".

Triển khai chương trình và sách giáo khoa mới mang lại nhiều hy vọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho nhà trường phổ thông, trong đó có các thầy, cô giáo. So với lần đổi mới chương trình và sách giáo khoa đầu những năm 2000, sự đổi mới lần này yêu cầu toàn diện và sâu sắc hơn.

Để giúp các thầy cô hiểu đầy đủ các ý tưởng mới của sách, nhanh chóng làm quen với cách dạy theo sách mới và triển khai dạy học một cách thuận lợi, các nhà xuất bản đã biên soạn đầy đủ các tài liệu như sách giáo viên, bài giảng tập huấn (video, tài liệu dạng PDF…). Tuy nhiên, những khó khăn chắc chắn sẽ còn phát sinh trong quá trình triển khai. Các cơ quan quản lý cần lường trước được những tình huống để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ, giúp các trường yên tâm, chủ động ứng phó. Cùng với đó rất cần sự chủ động, nỗ lực từ đội ngũ giáo viên. 

 

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...