Trải nghiệm lịch sử Bác Hồ với nông dân Việt Nam

Thứ 7, 30/01/2021 | 00:00:00
5,013 lượt xem

Với bề dày truyền thống lịch sử của tỉnh Thái Bình, đây được xem là điều kiện thuận lợi giúp các trường học đưa những di tích ấy vào các hoạt động giáo dục trải nghiệm. Và với thầy và trò của trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình thì điểm dừng chân đầu tiên đó chính là tại tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam.

Buổi trải nghiệm của thầy và trò của trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình tại tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam
Trong không gian linh thiêng dưới chân tượng đài tại Quảng trường Thái Bình, 39 em học sinh này đang cùng nhau tham gia vào các phần thi tìm hiểu về lịch sử Bác Hồ với nông dân Việt Nam. Các em học sinh được tự do trình bày những kiến thức của mình thông qua đối đáp bằng tiếng Anh hay thể hiện những bài hát về Bác.

Em Nguyễn Xuân Toàn - Trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình:

“Việc tìm hiểu đây rất ý nghĩa, rất khác so với trên lớp, vì trên lớp chỉ là kiến thức học trên sách vở, còn ở đây trực tiếp nhìn thấy các di tích lịch sử, có thể hiểu rõ hơn”.


Buổi trải nghiệm của thầy và trò của trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình tại tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam

Đặc biệt, các em học sinh tự tin thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của mình về Bác thông qua những bức tranh gắn liền với sự nghiệp của Người. Và đó cũng chính là những cách thể hiện sáng tạo, tạo nên cách tiếp cận mới về lịch sử đến với học sinh.

Em Phạm Thị Minh Thu, Trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình:

 “Qua những bức ảnh, chúng em cảm nhận về Bác Hồ là vị lãnh tụ rất hiền hòa, gần gũi với nông dân, tình yêu mà Bác dành cho nông dân là rất to lớn. Chúng em cảm thấy rất tự hào khi đúng ở đây và thể hiện tình yêu với Bác”.



Thầy giáo Trần Đăng Khoa - Bộ môn lịch sử, trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình:

 “Để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, thì cần phải đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học. Và thực hiện hoạt động ngoại khóa chính là chính là cách thức để đa dạng hóa điều đó. Đồng thời giúp các em học sinh phát triển phẩm chất năng lực và yêu thích hơn bộ môn lịch sử”.


Buổi trải nghiệm của thầy và trò của trường Trung học phổ thông Chuyên Thái Bình tại tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam

Dù là những cách trải nghiệm như thế nào thì sau mỗi hoạt động, điều các em nhận được chính là niềm vui, sự hứng thú với kiến thức và cả những kỹ năng sống mới. Sẽ còn nhiều bài học, truyền thống lịch sử nữa mà các em muốn tìm hiểu và việc đa dạng các hình thức tổ chức sẽ giúp các em học sinh thể hiện sự sáng tạo và phát triển năng lực của mình nhiều hơn.

Thế Công

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...