Khó khăn khi triển khai quy định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học

Thứ 5, 29/10/2020 | 00:00:00
1,258 lượt xem

Việc thông tư 32 của Bộ GD&ĐT quy định học sinh được phép sử dụng điện thoại trong giờ học hiện vẫn đang có nhiều băn khoăn trong việc triển khai. Bởi thực tế, việc sử dụng điện thoại trong giờ học không đơn giản chỉ là việc nâng cao chất lương giáo dục thông qua khoa học công nghệ mà còn là công tác quản lý, khi một chiếc điện thoại cũng có rất nhiều mặt trái đi kèm.

Hầu hết học sinh nào cũng có điện thoại smartphone

Một giờ ra chơi của các em học sinh cấp 3. Dễ thấy, hầu hết học sinh nào cũng có điện thoại smartphone. Có lẽ, Thông tư 32 của GD&ĐT về việc cho học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học đã tạo nên nhiều luồng ý kiến trong thời gian qua.

Em Nguyễn Kiều Oanh - Trường THPT Bình Thanh, huyện Kiến Xương

Em thấy nếu được sử dụng điện thoại trong giờ học thì cũng thuận tiện trong một số môn học như lịch sử để tra các mốc thời gian, hay tiếng Anh để tra từ mới...

Về bản chất, việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học giúp học sinh phát huy được việc áp dụng khoa học công nghệ phục cho việc học tập. Thế nhưng kể cả khi thông tư này chưa triển khai, việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học cũng đã xảy ra, nhưng lại dùng cho mục đích khác.

Với nhiều tính năng, những chiến điện thoại thông minh trở thành vật sở hữu không thể thiếu của các em học sinh

Em Trần Hữu Trác - Trường THPT Bình Thanh, huyện Kiến Xương

Các bạn thường dùng lén điện thoại để chơi game và có nhiều cách đề thầy cô không phát hiện ra như nhờ bạn ngồi trước ngồi cao lên để cô không thấy, hay là dựng quyển sách lên để che điện thoại hay là để dưới trang sách kẹp lại...

Khi thông tư chưa được triển khai, thì giáo viên cũng đã gặp khó khăn trong quản lý. Vậy nếu như thông tư 32 thực sự đưa vào thực tế thì sẽ còn có những trường hợp nào nữa xảy ra. Một giáo viên đứng lớp vừa phải tập trung giảng bài, thì không thể nào quan sát hết mọi ngóc ngách, từng học sinh để giám sát đến từng chiếc điện thoại.

Một giáo viên đứng lớp vừa phải tập trung giảng bài, thì không thể nào quan sát hết mọi ngóc ngách, từng học sinh để giám sát đến từng chiếc điện thoại

Thầy giáo Phạm Quỳnh Ngọc - Phó hiệu trưởng Trường THPT Bình Thanh, huyện Kiến Xương

Về bản chất thì chúng tôi nhất trí với Thông tư của Bộ giáo dục. Nhưng khi triển khai thì cần có những quy định cụ thể, chỉ dùng cho những môn học nào, dùng trong thời điểm nào để thuận tiện cho việc giảng dạy và quản lý của giáo viên...


Thông tư 32 có thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn hay không thì chỉ phụ thuộc vào 2 yêu tố: Sự linh động, sáng tạo của giáo viên trong phương pháp giảng dạy, và còn một yếu tố quan trọng hơn, đó chính là ý thức của từng em học sinh.

Lô Linh

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...