Học sinh sẽ học thế nào khi chờ chỉnh sửa sách Cánh diều?

Thứ 6, 23/10/2020 | 00:00:00
463 lượt xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa qua đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả của bộ sách Cánh Diều xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020. Trước thông tin trên, nhiều bậc phụ huynh học sinh và giáo viên rất lo lắng việc sẽ tiếp tục dạy và học theo cuốn sách này ra sao trong khoảng thời gian chờ nội dung chỉnh sửa chính thức.

Học sinh lớp 1 tập viết

Bộ sách Cánh Diều (của Nhà xuất bản Trường Đại học Sư phạm TP.HCM) được các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Bình lựa chọn với tỷ lệ cao nhất, chiếm trên 64%. Tuy vậy sau gần 2 tháng triển khai dạy và học, nội dung của cuốn sách Tiếng Việt trong bộ Cánh Diều được đánh giá là có quá nhiều "sạn".

Nội dung của cuốn sách Tiếng Việt trong bộ Cánh Diều được đánh giá là có quá nhiều "sạn"

Cô Phạm Thị Khuyên - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thái Bình: 

Tại sao không đưa ca dao tục ngữ của Việt Nam vào bài tập đọc của các con, mà thay vào đó lại đưa quá nhiều các câu chuyện ngụ ngôn của nước ngoài, trong khi những câu chuyện này rất khó hiểu vì có ẩn ý đằng sau. Sách còn dùng nhiều từ ngữ địa phương, gây khó hiểu cho học sinh, gây khó khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức…

Một điều nữa khiến phụ huynh và giáo viên đặc biệt quan tâm là từ nay đến ngày 15.11, còn chưa đến 1 tháng nữa mới có nội dung chỉnh sửa được phê duyệt. Vậy trong quá trình chờ đợi, học sinh sẽ học thế nào với SGK bị lỗi? Hiện nay, theo thiết kế chương trình ở lớp 1, mỗi tuần có tới 12 tiết tiếng Việt. Như vậy, nếu phải chờ trong 1 tháng nữa thì sẽ có khoảng 50 tiết học môn tiếng Việt trôi qua với rất nhiều bài học trong cuốn sách giáo khoa hiện tại.

Phụ huynh học sinh: 

Chúng tôi là phụ huynh cũng trên tư cách một khách hàng, cũng mong muốn các nhà xuất bản có thể đưa ra những sản phẩm tốt nhất. Nếu mà không chỉnh sửa nhanh thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của các cháu.


Trong thời gian chờ đợi bản chỉnh sửa hiệu đính nội dung chính thức, ban giám hiệu các nhà trường đang sử dụng bộ sách này hiện đưa ra những điều chỉnh để phần nào giải quyết được những bất cập trước mắt.

Trong khi chờ đợi bản chỉnh sửa hiệu đính, các nhà trường tiếp tục dạy học tham khảo theo các bộ sách khác

 Bà Phạm Thị Hương - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Thành phố Thái Bình: 

Ở những bài tập đọc có lượng bài quá dài, có những từ địa phương chưa phù hợp và nội dung chưa logic thì chúng tôi chỉ đạo cho tổ chuyên môn được phép lược bớt những phần đó đi. Bên cạnh đó chúng tôi cũng giao quyền chủ động cho giáo viên tự cân đối linh hoạt thời lượng giảng dạy để phù hợp với điều kiện thực tế của từng lớp.

Bên cạnh đó, các nhà trường cũng chú trọng việc dạy học phân hóa theo từng đối tượng. Giáo viên nắm kỹ đặc điểm của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. Những em nào tiếp thu chậm, thầy cô sẽ dành nhiều thời gian hơn để kèm cặp, đồng thời phối hợp thêm với phụ huynh để giúp các em theo kịp chương trình.

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...