Mối lo khi sách giáo khoa chưa được công bố

Thứ 6, 15/11/2019 | 19:33:45
763 lượt xem

Theo lộ trình thì sách giáo khoa mới sẽ được công bố vào đầu tháng 10 vừa qua. Thế nhưng đến thời điểm này, mới chỉ có 4 bản sách giáo khoa mẫu do đơn vị xuất bản giới thiệu chứ chưa có công bố chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không chỉ phải tập huấn chay mà việc thực nghiệm sách giáo khoa mới trong thời gian cấp tập khiến nhiều người lo ngại.

Lấy học sinh làm trung tâm, phát triển phẩm chất năng lực người học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, những thay đổi lớn của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng là mục tiêu giáo dục của trường tiểu học này. Tuy nhiên các lớp tập huấn tại trường tiểu học này vẫn chưa đạt hiệu quả tốt do thiếu sách giáo khoa

Cô giáo Vũ Tuyết Mai - phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vietschool Pandora, Hà Nội

"Cần có những bộ sách giáo khoa một cách sớm nhất có thể để các trường có thể chủ động trong việc nghiên cứu, lựa chọn. Vì không phải cứ có 1 bộ sách mà chúng ta triển khai ngay được chúng ta phải đào tạo bồi dưỡng kỹ càng."



PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT 

"Các giáo viên họ cần môi trường để trao đổi, thường xuyên những bài học, cách sử dụng sách hay và quá trình thử nghiệm liên tục để xem có phù hợp với trường học."



Với sách giáo khoa mới thì việc thầy vừa dạy vừa điều chỉnh là lẽ đương nhiên. Nhưng rõ ràng học trò thì không có cơ hội ấy. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại: Thay vì là lứa học sinh đầu tiên được thụ hưởng chương trình mới thì các em lại là đối tượng để thẩm định sách trên thực tế.

PGS.TS Nguyễn Kế Hào, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD& ĐT 

"Đã là đạt thì cũng chỉ qua phòng họp, và qua bản mẫu còn chưa được tiếp cận, sử dụng đó chỉ là 50% thành công, còn 50% thực hiện, phải đưa một số sách ra một số trường làm mẫu, để chuẩn bị tâm lý, giáo viên và điều kiện, sau đó nghiệm thu, đánh giá quá trình thực tiễn rồi mới đưa vào."


Ông Y Khút Niê – Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc lắc 

"Trong sự chậm chễ này thì Bộ Giáo dục là cơ quan chịu trách nhiệm về triển khai phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước cơ quan của nhà nước"





Sớm hay muộn cũng sẽ có bộ sách được lựa chọn. Tuy nhiên trong quỹ thời gian còn lại có hạn thì việc tổ chức thực nghiệm đánh giá sách giáo khoa dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc phải đẩy nhanh tiến độ thì cũng cần đặt ra trách nhiệm của các đơn vị liên quan, nhất là người đứng đầu trong sự chậm trễ này./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...