Lo lắng về chương trình giáo dục mới

Thứ 2, 21/10/2019 | 17:06:49
883 lượt xem

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai từ năm học 2020-2021. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì đa phần giáo viên vẫn đang bối rối bởi là chủ thể của việc thực hiện nhưng đến nay họ vẫn chưa được tiếp cận với chương trình này.

Mặc cảm và xấu hổ là tâm trạng của người giáo viên này khi có người hỏi về chương trình giáo dục phổ thông mới. Thậm chí, cô còn là giáo viên duy nhất của tỉnh Hà Nam được mời góp ý về phần nhận xét, đánh giá cho chương trình này.

Giáo viên dấu tên:

"Lo lắng nếu như không muốn nói là mặc cảm và xấu hổ, bởi là 1 giáo viên mà ai đó hỏi tôi nắm bắt được đến đâu rồi, hỏi chi tiết 1 chút là tôi không nắm được mà không phải mình tôi mà rất nhiều giáo viên đều như thế. Tôi là người chịu khó tìm hiểu nắm bắt thông tin, thậm chí tham gia 1 số buổi tập huấn của sở thậm chí của Bộ nhưng vẫn còn mơ hồ như thế."



Bài học mỹ thuật của học sinh lớp 1 ... và đây cũng là dịp cuối cùng thầy Huân được giảng dạy nội dung này. Giáo án cũ thì sẽ khép lại nhưng bài vở mới thì vẫn chưa mở ra. Đến nay, mới được tập huấn chỉ một ngày ngắn ngủi trong dịp nghỉ hè nên thầy Huân vẫn chưa thể hình dung được có gì mới trong môn học mà thầy phụ trách. 

Thầy Vũ Đức Huân, trường PTDT bán trú Tiểu học An Lương, Văn Chấn, Yên Bái

"Hôm đi tập huấn có nói sơ sơ chúng tôi chưa nắm bắt được nhiều, chúng tôi vừa cũ lại tiếp thu cái mới, lại còn học sinh, sách vở chúng tôi chưa nắm bắt được nhiều."



So với tỉnh thành khác, Hà Nội đi trước hơn nhiều trong việc chủ động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tại Ba Vì dịp hè vừa qua đã có 1700 lượt giáo viên được tham gia các đợt tập huấn. Tuy nhiên, phần lớn các lớp này mới chỉ dành cho cán bộ quản lý, giáo viên chủ chốt. 

Cô Bùi Thị Như Quỳnh, Tiểu học Tòng Bạt ,huyện Ba Vì, Hà Nội

"Mới đi học được ba ngày chúng tôi cũng chưa nắm bắt được gì cả, rất mơ hồ."





Không riêng các trường vùng sâu, vùng xa. Ngay tại trung tâm Hà Nội thì băn khoăn về chương trình giáo dục phổ thông mới cũng là một nội dung nóng. Chương trình này sẽ được hiện thực hóa trong các nhà trường thế nào? là câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất tại Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019. 

Cô Lê Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thực nghiệm 

"Ở thời điểm này, giáo viên phải là trung tâm, giáo viên phải hiểu thì mới có thể triển khai."




Thay đổi lớn nhất của chương trình mới là chuyển từ cách dạy truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực. Như vậy muốn học sinh phát triển bao nhiêu năng lực thì cũng cần phải trang bị ít nhất bằng đó năng lực cho giáo viên ở mức độ cao hơn. Trong bối cảnh cấp tập của năm học bản lề thì nhiều người lo ngại : Việc chạy theo đúng những gì đang có của chương trình mới theo kiểu giáo viên vừa xếp hàng vừa chạy sẽ rất khó khăn./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...