Áp lực học đường với trẻ em

Thứ 5, 23/05/2019 | 15:59:46
4,594 lượt xem

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia: Hậu quả của áp lực học và thi đối với các em có thể ở mức độ từ nhẹ tới nặng.. “Ban đầu, những ảnh hưởng mức độ nhẹ có thể xuất hiện, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày như: ăn kém, đêm ngủ ít, cảm giác kiệt sức, lo lắng căng thẳng quá mức, đau đầu hoa mắt chóng mặt, đau dạ dày, suy nhược cơ thể…”.

Nghiêm trọng hơn, có những trường hợp học sinh vì không chịu được áp lực quá nặng nề, và lại thiếu sự hỗ trợ, quan tâm từ phía gia đình và nhà trường, nên các em có thể phản ứng lại với áp lực bằng những cách tiêu cực như nản chí, không học nữa, hoặc bỏ nhà đi để trốn tránh áp lực. Nhiều em có biểu hiện rối loạn tâm thần, nặng nề nhất là học sinh có ý nghĩ hay hành vi tự sát.

Còn với các em trường THCS Thanh Nê, huyện Kiến Xương thì áp lực học tập thi cử với các em cũng là vấn đề mà các em quan tâm và mong muốn góp tiếng nói chung để giảm bớt tình trạng này.

Em Lương Thị Bảo Trâm - Trường THCS Thanh Nê, huyện Kiến Xương: Tạo nên áp lực cho em nhất là điểm số và gia đình. Khi thi học kỳ mà bị điểm kém thì về bố mẹ sẽ nói là sao con không được điểm bằng bạn này, bạn kia, môn này con học tốt lắm cơ mà.  Như vậy, em có cảm giác bị thua kém, nhưng người lớn lại không để ý đến cảm xúc của con trẻ. 









Em Trần Quang Minh, Trường THCS Thanh Nê, huyện Kiến Xương: Áp lực từ vị trí thứ hạng, phải đứng trong top đầu của lớp, hoặc cuối kỳ phải đạt danh hiệu này, nọ, áp lực này một phần do chính bản thân các em đặt ra, sau đó là vì thành tích chung của lớp, của trường.



Chính xuất phát từ thực tế học sinh các cấp hiện nay, nhất là học sinh cuối cấp như các em đang phải chịu nhiều áp lực từ học hành, thi cử nên các em rất hứng thú khi tham gia tuyên truyền chủ đề áp lực học đường. Câu chuyện mà các em đưa ra trong tiểu phẩm và bài hùng biện chính là những tâm tư, những mong muốn hết sức chính đáng của các em với các bậc làm cha, làm mẹ trong việc giáo dục và định hướng con cái. 


Em Lương Thị Bảo Trâm, Trường THCS Thanh Nê, huyện Kiến Xương: Em muốn mọi người đừng tạo áp lực cho chúng em mà phải dựa vào khả năng, sở thích năng lực của chúng em để phát triển nó chứ đừng dựa vào tư duy của người lớn để  áp đặt chúng em.

Thầy giáo Nguyễn Trung Kiên, tổng phụ trách trường THCS Thanh Nê cho biết, với học sinh THCS, nhất là học sinh cuối cấp, lịch học văn hoá khá căng thẳng với nhiều môn học. Về phía nhà trường  đã  có các hình thức tổ chức vui chơi giải trí trong hoạt động văn nghệ, thể thao. Tuy nhiên thì áp lực thi cử vẫn là một gánh nặng với cả các thầy cô giáo, vì cách xếp loại thi đua cuối năm của giáo viên và nhà trường vẫn dựa nhiều vào kết quả và chất lượng thi cử của học sinh.



Thầy giáo Nguyễn Trung Kiên - tổng phụ trách trường THCS Thanh Nê: Là tổng phụ trách, chúng tôi luôn động viên, quan tâm kịp thời, tổ chức sân chơi ngoài giờ, đưa ra các trò chơi, lôi cuốn học sinh tham gia, làm cho các em cảm thấy đỡ áp lực đi. Thông qua đây, chúng tôi mong muốn phụ huynh giảm áp lực, tạo môi trường cho các em vừa vui vừa học. Ngành giáo dục cũng cần cải tiến phương pháp đánh giá, xếp loại học sinh và giáo viên để giảm bệnh thành tích trong dạy và học.



Mùa hè đã đến, đây là khoảng thời gian mà các em không còn phải chịu những áp lực trong học tập và thi cử. Các hoạt động văn hóa, vui chơi, phát triển năng khiếu sẽ là những sân chơi bổ ích để các em được nghỉ ngơi, thư giãn. Mở đầu chuỗi hoạt động Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 là Diễn đàn: Trẻ em với các vấn đề về trẻ em. Đây là cơ hội là sân chơi để các em nói lên tiếng nói của mình, mong muốn các bậc cha mẹ, nhà trường và xã hội hãy cùng tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, thiết thực để các em phát huy được quyền và bổn phận đã được Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định./.

Phạm Hương 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...