Những nữ giáo viên đứng dưới bục giảng

Thứ 3, 07/03/2017 | 14:32:59
711 lượt xem

Cũng là nghề giáo nhưng không giống như những giáo viên hằng ngày lên lớp với bảng đen, phấn trắng mà những cô giáo làm công tác trợ giảng tại Trường Trung cấp nghề cho NKT còn đảm nhận thêm vai trò của một người mẹ, người chị kiên trì uốn nắn các em từ nét chữ cho đến nết người. Tuy nhiên công việc của họ lại không được nhiều người biết đến bởi họ luôn là những người đứng dưới bục giảng.

Trong mỗi giờ học, mặc dù không phải là giáo viên dạy chính nhưng người làm công tác trợ giảng như cô Nguyễn Thị Dân còn bận rộn hơn cả giáo viên trên lớp. Các em học sinh mắc những căn bệnh về khuyết tật trí tuệ thường không tập trung vào bài giảng, tinh thần lơ đãng, lại hay gây sự với bạn bè nên nhiệm vụ của giáo viên trợ giảng là phải cầm tay uốn nắn từng nét chữ cho các em, chỉnh từ tư thế ngồi cho đến dỗ dành khi các em bị bạn bè trêu chọc.

Việc quán xuyến lớp học, giữ ổn định trật tự để các em chú tâm vào bài giảng cũng không hề đơn giản bởi mỗi em một tính cách và nhận thức không đồng đều. Có khi giáo viên trợ giảng còn sắm vai nhân viên tạp vụ, dọn dẹp vệ sinh những lúc các em không thể tự chủ. 

 Cô Ngô Thị Dân - Giáo viên trợ giảng: Công việc trợ giảng nói chung rất áp lực, các em ý nhận thức chậm, vệ sinh cá nhân chưa tự làm được, nhiều bạn tăng động, nói bình thường không nghe, phải dỗ dành để các em nghe theo. Tùy từng em mình có biện pháp, với các em tăng động mình mềm mỏng nhưng đôi khi cũng phải cứng rắn.

 

Hiện nay, Trường trung cấp nghề cho NKT có khoảng 50 em học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có người đưa đón nên các em ở lại trường cho đến hết tuần. Vậy nên kết thúc giờ lên lớp, giáo viên trợ giảng lại bắt đầu công việc của một nhân viên hỗ trợ. 

Bữa trưa thì dỗ dành để các em ăn hết khẩu phần, rồi cho các em đi ngủ đúng giờ, giữ cho tinh thần của học sinh luôn được thoải mái, giảm thiểu các cơn kích động. Trò không ngủ thì các cô cũng không dám ngủ bởi không ai biết các em sẽ làm gì khi vắng mặt thầy cô. 

Cô Nguyễn Thị Hằng - Giáo viên trợ giảng: Các cô ở đây cũng quý các cháu thôi, coi các cháu như con nên không đặt nặng áp lực của mình như thế nào. Ở nhà chăm các cháu như thế nào thì ở đây chúng tôi cũng chăm các cháu như thế. Có những cháu lúc đầu vào không chịu ăn, không chịu ngủ, các cô cũng lo, sợ các cháu ko có gì ăn thì chiều bị lả nên phải chuẩn bị sẵn đồ ăn cho các cháu. Chúng tôi sẽ cố gắng tốt nhất để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em ở đây để chúng tôi dạy bảo và chăm lo cho các em.

Bên cạnh những công việc chuyên môn như hỗ trợ học sinh rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp, hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động giáo dục thì việc chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến vệ sinh cá nhân của các em đều phải dựa vào đội ngũ trợ giảng và nhân viên hỗ trợ.

Không có chế độ phụ cấp, không có lương thưởng tăng ca, không có các chế độ ưu đãi, trong khi một ngày công chỉ khoảng 80.000 đồng, những nữ giáo viên đứng dưới bục giảng vẫn kiên trì gắn bó với công việc bởi điều họ quan tâm hơn cả là đem tình thương của mình để nuôi dạy các em học sinh khuyết tật trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...