Tính đến năm 2014, tỉnh Thái Bình có 2072/2079 thôn, làng, tổ dân phố đã xây dựng hương ước, quy ước. Trong đó, số hương ước, quy ước đã được phê duyệt là 2037 bản; số hương ước, quy ước chưa được phê duyệt là 35 bản.
Hương ước, quy ước sau khi được phê duyệt đã được UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với UBMTTQ xã và các tổ chức thành viên chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hương ước, quy ước, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư thông qua nhiều hình thức như: Niêm yết công khai, tuyên truyền nội dung của bản quy ước, hương ước trên các phương tiện truyền thanh của xã, phường, thị trấn và trong cuộc họp thôn, khu dân cư để từng hộ gia đình biết thực hiện, nhiều thôn còn tổ chức in từng quyển để phát cho hộ gia đình.
Nhìn chung, nhân dân cơ bản đã chấp hành, thực hiện nghiêm túc các quy định được đề ra trong hương ước, quy ước, như: Việc cưới, việc tang, lễ hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, phong trào khuyến học khuyến tài, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, xích mích...Tình làng, nghĩa xóm được phát huy; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước được thực thi có hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế công tác xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân phố vẫn gặp phải những khó khăn, thách thức:
Theo quy định, hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Nhưng nếu xây dựng theo quy định này thì vô hình chung các hương ước trở thành một văn bản luật, dài dòng, nhiều điều khoản. Nghiên cứu các hương ước được xây dựng ở một số địa phương cho thấy, có hương ước không thực hiện được tiêu chí ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Biện pháp thưởng, phạt quy định đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận, thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Quy định này còn chung chung, chưa cụ thể hóa được biện pháp xử phạt trong hương ước và khái niệm “nặng nề”, “không nặng nề” theo quy định pháp luật, gây khó khăn trong quá trình xây dựng hương ước ở cơ sở.
Về chất lượng bản hương ước, quy ước thôn, làng, tổ dân phố ở các xã vẫn còn một số hạn chế. Vẫn còn bản hương ước, quy ước mới chỉ tồn tại trên văn bản, chưa đi vào cuộc sống nhân dân, trưởng các thôn, làng, tổ dân phố chưa thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hương ước, quy ước theo quy định.
Công tác kiểm tra việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước văn hóa ở một số xã, thị trấn chưa được thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao.
Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như để các bản hương ước, quy ước tại các thôn, làng, tổ dân phố đi vào cuộc sống một cách thiết thực cần có kinh phí cho việc triển khai xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước. Vì hầu hết kinh phí hoạt động của các thôn rất khó khăn, trong khi đó để xây dựng được hương ước, quy ước phải qua rất nhiều lần thảo luận, xin ý kiến. Sau khi hương ước, quy ước được phê duyệt để người dân chấp hành tốt thì phải nhân bản để gửi cho các hộ gia đình nhưng không có kinh phí được triển khai thực hiện nên ảnh hưởng đến việc thực hiện hương ước, quy ước.
Hoàn thiện thể chế trong xây dựng, bổ sung sửa đổi hương ước, quy ước từ quy trình soạn thảo đến cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan để tránh hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Quy định về kết cấu hương ước thay đổi ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện; xác định rõ việc quy định về lập quỹ ở thôn phải theo đúng nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch và các biện pháp xử phạt tiền, phạt bằng vật chất, ngày công lao động...chỉ được áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp khác mà không hiệu quả.
Nguyễn Thị Yến
Sở Tư pháp Thái Bình
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...