Phòng chống bệnh đái tháo đường - " Kẻ giết người thầm lặng"

Thứ 5, 14/11/2024 | 18:35:57
111 lượt xem

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở người trưởng thành. Khi bệnh không được kiểm soát, theo thời gian sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhân ngày ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11 năm nay, chúng tôi xin chia sẻ phóng sự sau để mọi người thấy rõ tác hại của việc chủ quan với bệnh. Từ đó ý thức hơn trong việc chủ động phòng bệnh.

Bệnh nhân  Trần Thị Mai sống chung với bệnh tiểu đường được 17 năm. Ở giai đoạn đầu cũng vì lý do chủ quan, nghĩ là bệnh lý khác nên không tầm soát, phát hiện sớm. Nên giờ bà rút kinh nghiệm phải kiểm tra, tái khám thường xuyên.

Bà Trần Thị Mai, xã Xuân Hoà, huyện Vũ Thư: Tôi thấy đã tiểu đường thì nó biến chứng nhiều bệnh, phải mua thuốc nhiều. Nay thì gan, mai thì mắt, rồi đau bụng.. Như tôi mỗi tháng phải có 2 triệu để mua thuốc đủ loại.


Hiện nay là có rất nhiều người bị đái tháo đường nhưng không hề biết mình mắc bệnh, cho tới khi xuất hiện các biến chứng ở tim, mắt, thận, thần kinh… Trường hợp bệnh nhân này là một ví dụ.

Bà Hoàng Thị Ngoa, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư: Tôi không đi khám bao giờ, đến khi đau mắt mới đi khám thì mới bác sĩ bảo phải chữa bệnh tiểu đường. Đi vào đây khám bác sĩ chăm sóc có đỡ nhưng mắt không còn sáng được.


Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính. Khi bệnh không kiểm soát được và theo thời gian sẽ gây tổn thương nghiêm trọng nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh và mạch máu. Và đã có rất nhiều trường hợp tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Xã hội hiện đại, do điều kiện ăn uống nên số bệnh nhân mắc bệnh này ngày càng tăng. Hiện Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. 

Bác sĩ CK I Lê Thị Thu Hương, Phó trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư: Rất nhiều bệnh nhân không đi khám mà tự ý uống thuốc  nên  có những trường hợp đi khám mới thấy lượng đường huyết cao, có trường hợp hôn mê. Nên khuyến cáo bệnh nhân không dùng thuốc nam, thuốc bắc vì đường huyết không hạ mà còn rất cao ảnh hưởng đến gan, thận.

Bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người” thầm lặng vì diễn biến âm thầm của bệnh. Những người có yếu tố nguy cơ như người bị béo phì, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường… Xét nghiệm máu là cách duy nhất để phát hiện bệnh đái tháo đường. Do đó nên xét nghiệm để phát hiện bệnh và điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường, tránh để mắc các biến chứng nguy hiểm.


Hoài Thu

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...