Trước tình trạng gia tăng số ca mắc một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em như thủy đậu, sốt virus, tay chân miệng… trong thời điểm giao mùa, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.
Đây là buổi tuyên truyền của cán bộ của trạm y tế xã về biện pháp phòng chống bệnh giao mùa cho trẻ. Buổi tuyên truyền, gắn với hướng dẫn thực hành, giúp mỗi cán bộ giáo viên của trường mầm non Đông Phong có được kiến thức cơ bản trong phòng tránh bệnh giao mùa, để trẻ có được môi trường sạch, thoáng và an toàn.
Bà Bùi Thị Kim Oanh, Trạm y tế xã Đông Quan, huyện Đông Hưng: Tại trường, bên ngoài các cô vệ sinh môi trường, dọn dẹp. Trong lớp hàng ngày các cô dùng thuốc diệt khuẩn để lau dọn nhà để phòng chống các bệnh lây nhiễm. |
Việc giáo dục trẻ kiến thức giữ vệ sinh cá nhân trên lớp học, ở mọi lúc, mọi nơi và được giáo viên thực hiện lồng ghép vào các hoạt động trong ngày.
Đặc biệt, trong các buổi học, giáo viên đã hướng dẫn trẻ thực hành những kỹ năng cơ bản để trẻ biết và thành thạo các kỹ năng tự phục vụ bản thân trong quá trình giữ vệ sinh cá nhân.
Cô giáo Cao Thị Khuyên, trường mầm non Đông Phong, xã Đông Quan, huyện Đông Hưng: Hàng ngày chúng tôi vệ sinh cho các con như rửa mặt, rửa tay, cắt móng tay... đảm bảo giữ vệ sinh để ngăn các bệnh. |
Trường mầm non Đông Phong có trên 150 học sinh ở 9 nhóm lớp. Đối với công tác ăn bán trú của trẻ đã được nhà trường thực hiện chu toàn từ khâu lên thực đơn, phù hợp với nhu cầu ăn của trẻ cho đến việc tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín theo mùa.
Việc lựa chọn, cân đối các món, sao cho đủ, đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả nhằm bổ sung, tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ, không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tăng cường hệ miễn dịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.
Cô giáo Lê Thị Kim Oanh, Hiệu trưởng trường mầm non Đông Phong, xã Đông Quan, huyện Đông Hưng: Trong thời gian vừa qua khi thời tiết giao mùa nhưng các cháu đi học đều. Qua theo dõi chưa thấy cháu nào mắc bệnh truyền nhiễm. |
Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sinh hoạt tập thể tại trường học là nguyên nhân khiến học sinh, nhất là ở bậc mầm non dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cần được các nhà trường tăng cường và thực hiện một cách thường xuyên, giúp trẻ luôn khỏe mạnh, học tập trong môi trường an toàn.
Linh Hạnh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...