Sau Tết, trẻ mắc bệnh tiêu hóa nhập viện tăng

Thứ 2, 19/02/2024 | 22:13:24
848 lượt xem

Sau Tết, tại nhiều bệnh viện, lượng bệnh nhân đến khám, kiểm tra các bệnh lý đường tiêu hóa tăng cao hơn trước. Trong đó, đáng ngại là số bệnh nhi cũng gia tăng. Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ nạp vào cơ thể quá nhiều chất, ăn uống thất thường cùng với chế độ sinh hoạt không điều độ suốt thời gian nghỉ Tết.

Bệnh nhi 17 tháng tuổi vào khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Thái Bình trong tình trạng mất nước vì đi ngoài nhiều. Nguyên nhân được chẩn đoán liên quan đến thức ăn của trẻ trong những ngày Tết vừa qua. 


Chị Lê Hiền, người nhà bệnh nhi: “Cháu nôn nhiều vào buổi đêm và sáng ra, cứ ăn là nôn nhiều, em nghĩ là do cháu ăn uống bánh kẹo bên ngoài và đi chơi ở ngoài không rửa tay trước khi ăn.”  




Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, phó trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Nguyên nhân khiến trẻ hay gặp vấn đề tiêu hoá trong dịp Tết là do mức độ tiêu thụ bánh kẹo, nước ngọt có ga, thực phẩm, đồ ăn để qua ngày tăng lên. Một số trẻ bị tiêu chảy cấp tự ý dùng thuốc xảy ra tình trạng liệt ruột, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.” 

Bên cạnh nguyên nhân do thực phẩm thì Tết thường là dịp các gia đình đưa con nhỏ đi chơi xa hoặc về quê, môi trường sống của trẻ thay đổi, dễ bị các tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột tấn công. Thời gian cao điểm, khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Thái Bình điều trị nội trú cho gần 100 trẻ, chủ yếu mắc rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy cấp. Một số trường hợp nặng bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa. 


Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, phó trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Những triệu chứng nặng là nôn nhiều mất nước, đi ngoài nhiều mất nước, trẻ mất nước nặng có thể shock giảm thể tích, một số trẻ ăn uống kém kết hợp nôn, đi ngoài có thể hạ đường huyết, khiến trẻ mệt, lừ đừ. Không được điều trị đúng, không được bù nước, điện giải kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.”


Để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung vào bữa ăn các loại rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa. Không nên cho trẻ ăn thực phẩm trữ lạnh. Khi chế biến cần nấu kỹ, sạch sẽ, vệ sinh các vật dụng chứa đựng thức ăn. Đặc biệt, không tự ý cho trẻ uống thuốc “cầm tiêu chảy” mà nên đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bệnh đường tiêu hoá. 

Hà My


  • Từ khóa
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến vào báo cáo nội dung trình kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến vào báo cáo nội dung trình kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đặng Thanh Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Vũ...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...