Những tháng cuối năm, thời tiết lạnh, hanh khô là thời điểm lí tưởng để các tác nhân gây bệnh hô hấp bùng phát và lây lan mạnh mẽ. Hiện miền Bắc đang bước vào đỉnh dịch cúm A với số ca mắc tăng cao. Dù các triệu chứng dễ nhầm lẫn với cúm thông thường, nhưng cúm A tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Ghi nhận tại BVĐK Quỳnh Phụ.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi Đào Quang Huy
Trong lớp có tới hơn 10 trẻ mắc cúm, bệnh nhi 12 tuổi Đào Quang Huy cũng bị lây từ các bạn. Về nhà, Huy lại tiếp tục lây cho người thân. Sau khi gia đình tự điều trị nhưng không thuyên giảm mới đi khám, thì bệnh đã vào giai đoạn nặng.
Chị Nguyễn Thị Mơ, người nhà bệnh nhi Đào Quang Huy: “Sáng cháu đi học rất bình thường, không có biểu hiện gì nhưng đến trưa cháu kêu là bị đau đầu, mệt. Gia đình đi lấy thuốc ở ngoài cho cháu uống nhưng không đỡ. Sốt 39 độ 5, có ho nhưng ít. kèm theo co giật nên gia đình cho cháu ra viện.”
Cúm A lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe qua đường hô hấp
Cúm A lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết do ho, hắt hơi, hoặc dính trên các vật dụng. Thông thường người bệnh có thể hồi phục trong khoảng 1 tuần, nhưng đối với người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh về thận, thiếu máu, tim, phổi, suy giảm miễn dịch… nguy cơ cao xảy ra biến chứng.
Bác sĩ CKI Nguyễn Đạt Trung, trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Quỳnh Phụ: “Bệnh cúm A biến chứng viêm phổi nặng, viêm màng não, điều trị sẽ vất vả hơn.”
Số ca mắc cúm A đang chiếm tới hơn 30% tổng số bệnh nhân có triệu chứng viêm đường hô hấp đến khám mỗi ngày tại BVĐK Quỳnh Phụ
Tại BVĐK Quỳnh Phụ, số ca mắc cúm A đang chiếm tới hơn 30% tổng số bệnh nhân có triệu chứng viêm đường hô hấp đến khám mỗi ngày. Nhiều bệnh nhân còn mắc kèm các bệnh khác, như viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy, hoặc bệnh mãn tính, nên việc điều trị phức tạp hơn, thời gian nằm viện kéo dài. Dịch cúm năm nay không diễn biến bất thường như năm 2022, nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo cần cẩn trọng trong phòng bệnh.
Bác sĩ CKI Nguyễn Đạt Trung, trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Quỳnh Phụ: “Biện pháp phòng bệnh là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tiêm vaccine phòng cúm. Khi biểu hiện sốt cao, viêm đường hô hấp thì nên vào viện khám và xét nghiệm sàng lọc.”
Người được cơ sở y tế xác định mắc cúm A nên nghỉ ngơi, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người để tránh lây bệnh sang những người xung quanh. Những nhóm nguy cơ cao cần được tiêm vaccine cúm hàng năm vào trước mùa dịch, là người cao tuổi và trẻ em, nhất là trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...