Gia tăng stress cấp tính ở người trẻ

Thứ 7, 15/10/2022 | 00:00:00
275 lượt xem

Nếu như vài năm trước, mỗi tháng, số người trẻ tuổi bị cơn stress cấp tính tới khám tại Bệnh viện Tâm thần Thái Bình chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì hiện nay có những tháng con số này tăng lên 100, thậm chí 200 người. Nhiều nguyên nhân dẫn đến stress ở người dưới 30 tuổi, trong đó chủ yếu là sức ép từ công việc, học tập, hoặc mâu thuẫn với gia đình.

Người dưới 30 tuổi bị stress chủ yếu là sức ép từ công việc, học tập, hoặc mâu thuẫn với gia đình

25 tuổi, bệnh nhân này nhập viện sau 3 tháng liền căng thẳng thường xuyên vì công việc và áp lực kinh tế. Anh mất ngủ triền miên, không muốn tiếp xúc với ai, kể cả người thân trong gia đình.

Bác sĩ Phạm Thị Thùy, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

Khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện là cáu gắt, chống đối, phủ định bệnh, không công nhận là mình có bệnh. Gia đình đưa vào thì bệnh nhân không hợp tác điều trị.

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồi, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

Stress có rất nhiều nguyên nhân. Có thể do người bệnh có nhân cách yếu. Thứ 2 là yếu tố từ bên ngoài như môi trường làm việc nhiều áp lực, gia đình có mâu thuẫn, khúc mắc với bạn bè xung quanh.

Bệnh viện Tâm thần Thái Bình mỗi năm tiếp nhận trên 1.000 trường hợp stress ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, có người phải nhập viện khi đã rơi vào trầm cảm và thậm chí từng tự sát. Tỷ lệ bệnh nhân dưới 30 tuổi chiếm gần 60%. Đáng chú ý, rối loạn tâm thần liên quan tới stress rất khó phát hiện vì có triệu chứng trùng lặp với nhiều bệnh khác. 

Bệnh nhân không được phát hiện đúng bệnh làm bệnh thêm trầm trọng

Khoảng 50% số bệnh nhân không được phát hiện đúng bệnh vì khám không đúng chuyên ngành. Nhiều người trong số này bị chẩn đoán nhầm là rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh, thiếu máu não, nên việc điều trị không hiệu quả, càng khiến người bệnh thêm căng thẳng. 

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồi, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

Khi bệnh nhân có rối loạn tâm thần liên quan đến stress thì sẽ có biểu hiện mất ngủ, lo âu thái quá, thể hiện bằng các triệu chứng bên ngoài như bồn chồn, bứt rứt, hồi hộp trống ngực, nóng ruột gan, có dấu hiệu của trầm cảm như thu mình, ít giao tiếp. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân, hoặc trong cơn lo âu trầm cảm ấy có thể kích động gây nguy hiểm cho người khác. Gia đình cần nắm bắt sớm, động viên, chia sẻ để bệnh nhân cởi mở hơn, và đưa bệnh nhân đi điều trị sớm. 

Khi stress, các tế bào não bộ bị thiếu oxy và hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có thể chết dần, dẫn đến suy giảm trí nhớ, khó tập trung trong học tập, công việc, khả năng tư duy kém đi. Stress cũng gây rối loạn về nhịp thở, nhịp tim, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ cao hơn hẳn bình thường. Sau thời gian dài bị stress, bệnh nhân cũng rất dễ bị các rối loạn tâm thần khác.  

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...