Phòng say nắng say nóng trong mùa hè

Thứ 5, 07/07/2022 | 00:00:00
216 lượt xem

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt vào những ngày nắng nóng cao điểm. Người bị say nắng say nóng có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không xử trí kịp thời thậm chí còn để lại di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong. Trong vài tuần vừa qua, các bệnh viện tại Thái Bình tiếp nhận số trường hợp say nắng, say nóng tăng cao.

Gần 60 tuổi, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng shock nhiệt kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan thần kinh do tác động của nắng nóng. 

Bệnh nhân:

" Tôi ngủ dậy lúc 3 rưỡi chiều, hôm ấy rất nắng, tôi đang nằm trong máy lạnh ra ngoài thì tôi thấy choáng, có gì trong dạ dày là ra hết. Sau đó lại tiếp tục nôn khan. Tôi thấy quay cuồng luôn và khi ra đến ngoài thì bị ngã, được người nhà đưa đi cấp cứu."


Trong những bệnh nhân say nắng, say nóng nhập viện nhiều ngày qua, không phải bệnh nhân nào cũng may mắn được cấp cứu kịp thời. Có những trường hợp vào viện trong tình trạng nguy kịch, rối loạn ý thức hoặc tổn thương các cơ quan như suy gan, suy thận… Theo các bác sĩ, say nắng, say nóng là thể bệnh lý nhiệt nguy hiểm gặp khi tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C. Khoảng thời gian 1 giờ sau khi bị say nắng, say nóng ở mức độ nặng được gọi là “thời điểm vàng” để cấp cứu với hiệu quả gần như đạt 100%. Ngược lại, nếu chậm trễ trong xử lý, chậm làm mát cho bệnh nhân dẫn đến đột quỵ não do nóng thì nguy cơ bệnh nhân sẽ tử vong. 

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Ngọc Mai - trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Lâm Hoa Thái Bình: 

"Khi BN xuất hiện tình trạng say nắng say nóng, cần gọi xe cấp cứu, và trong thời gian chờ thì nên đỡ BN đến khu thoáng mát, cho BN uống nước, lau người bằng nước mát cho BN. Để hạn chế say nắng say nóng, trong những ngày nhiệt độ tăng cao, nên hạn chế ra ngoài trời, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. 



Các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu bắt buộc phải ra ngoài khi trời nắng nóng, mỗi người nên lưu ý che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành. Với người lao động ngoài trời nắng, cần trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng, như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ,… Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục. Đặc biệt lưu ý không để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đã đỗ, tắt máy trong thời tiết nắng nóng, bởi nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút, rất dễ gây shock nhiệt và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Hà My

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...