Tổng kết công tác y tế năm 2021 và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022

Thứ 5, 20/01/2022 | 00:00:00
1,296 lượt xem

Sáng 20/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác Y tế năm 2021, triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các bộ, Ban ngành của Trung ương. Dự tại điểm cầu Thái Bình có các đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Thị Bích Hằng - Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác Y tế năm 2021, triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022 - điểm cầu tỉnh Thái Bình

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành y tế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao. Hệ thống chính sách tiếp tục được hoàn thiện; xây dựng hàng trăm văn bản hướng dẫn chuyên môn đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên cả nước. 

Cùng với dịch Covid-19, ngành y tế đã tập trung phòng, chống các dịch bệnh khác không để dịch chồng dịch., thực hiện tốt việc khám, điều trị thường xuyên; nâng cao năng lực chuyển đổi số; nghiên cứu, đầu tư, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin phòng Covid-19, thuốc và trang thiết bị y tế… 

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu tỉnh Thái Bình dự hội nghị tại điểm cầu Thái Bình  

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của ngành y tế năm 2021; đánh giá cao sự nỗ lực, hi sinh, không quản khó khăn, vất vả của lực lượng y tế các tuyến trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên cả nước. Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh Covid 19 còn diễn biến phức tạp, ngành y tế tiếp tục tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch không lơ là, chủ quan; khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế; có lộ trình nâng cao chất lượng y tế dự phòng, y tế cơ sở. Rà soát lại chính sách, có chế độ thu hút, bảo đảm nguồn lực y tế trong phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh. Các địa phương có các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện tốt hợp tác công tư. Phải đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ; chuyển đổi số. Có chiến lược lâu dài trong đào tạo và nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ y tế. Phải đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết để có những chỉ đạo, điều hành phù hợp. Cụ thể hóa chương trình phòng, chống dịch với mục tiêu bảo vệ người dễ bị tổn thương, người có nguy cơ cao, người trên tuyến đầu phòng, chống dịch. Không để khủng hoảng về y tế và tình trạng quá tải. Nắm chắc tình hình để tham mưu các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Thần tốc hơn nữa trong tiêm vắc-xin phòng Covid 19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Chủ động thuốc điều trị cho người nhiễm SARS-CoV-2. Tăng cường quản lý bệnh nhân Covid-19 theo phương châm từ sớm, từ xa, từ cơ sở. Nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông và bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian tới./.

Văn Ngọc

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...