“Khóc dở” vì đắp lá chữa gãy xương

Thứ 2, 22/06/2020 | 00:00:00
1,355 lượt xem

Khi gãy xương, nhiều người thường tìm đến các thầy lang để đắp lá chữa trị. Thế nhưng, đã có những trường hợp, khỏi thì không thấy, mà phải mất thêm rất nhiều thời gian, tiền bạc để chữa lại, thậm chí còn gây ra di chứng nặng nề.

Khi gãy xương, nhiều người thường tìm đến các thầy lang để đắp lá chữa trị, dẫn đến nhiều biến chứng

Bị gãy xương đùi, cụ Nguyễn Thị Vần sử dụng phương pháp đắp lá trong suốt 1 tháng liền để điều trị. Thế nhưng, chẳng những bệnh tình không thuyên giảm, cụ còn không thể ngồi dậy và vận động được. Đến khi vào khoa Chấn thương chỉnh hình – bỏng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, kết quả chụp phim cho thấy xương đùi cụ Vần đã bị di lệch nhiều. Được chỉ định phẫu thuật kết hợp xương, sức khỏe của cụ hồi phục chỉ 2 ngày sau mổ và dự kiến qua 5 ngày có thể ra viện, sinh hoạt bình thường. 

Bà Tống Thị Miền - người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Vần: 

Ở nhà muốn bó lá cho cụ vì không phải đi lại đường xá xa xôi, sợ cụ yếu ngất giữa đường. Bó lá thì cụ đau đớn, chân sưng phù nề… Phẫu thuật xong mẹ tôi khỏe mạnh, tôi cùng gia đình cảm ơn bác sĩ đã cứu mẹ tôi.  


 Hiện nay, nhiều thầy lang không có hoặc có rất ít kiến thức khoa học về giải phẫu cơ thể, chỉ sờ nắn bên ngoài rồi chẩn đoán theo cảm giác chủ quan để đắp thuốc, bó lá cho người bệnh. Cách làm này có thể thành công với gãy xương kín, không quá nghiêm trọng. Còn nhiều ca do biện pháp nắn chỉnh không chính xác nên xương dù liền nhưng lại không theo đúng hình dáng ban đầu, dẫn đến lệch, cong vẹo, thậm chí tàn phế. Nguy hiểm nhất là áp dụng đắp lá, bó thuốc với các ca gãy xương hở, có độ di lệch lớn, rách cơ. Trong khi đó hiện nay, với những phương pháp hiện đại, bệnh nhân hồi phục nhanh và còn không để lại di chứng. 

Bệnh nhân bị tai biến nặng do chữa gãy xương bằng đắp lá

Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, BVĐK tỉnh Thái Bình: 

Phẫu thuật ít xâm lấn không làm bệnh nhân bị tổn thương thêm. Cố định xương cho bệnh nhân rất vững chắc. Ngay sau phẫu thuật ngày hôm sau đã hết đau đớn và gia đình dễ dàng chăm sóc, bệnh nhân cũng rất thoải mái.   


Các bác sĩ cũng khuyến cáo, gãy xương là vấn đề ngoại khoa nên trước khi điều trị, bệnh nhân cần phải chụp X-quang. Không nên chỉ nghe đồn mà đến các cơ sở chữa trị “chui” kẻo tiền mất, tật mang.       

Hà My

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...