Không nên chủ quan với hội chứng tăng động ở trẻ

Thứ 4, 05/04/2017 | 09:39:15
447 lượt xem

Trong khi số trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý đang có dấu hiệu gia tăng, thì điều đáng ngại là hiện nay cộng đồng vẫn còn mù mờ và nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan với hội chứng này.

Theo thống kê của Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Thái Bình, trung bình cứ khoảng 50 trẻ đến khám thì có từ 3 - 4 trẻ mắc chứng tăng động. Thực tế, hội chứng tăng động ở trẻ khi mới bị rất khó phát hiện, chỉ khi đã mắc một thời gian thì mới có biểu hiện rõ ràng.

BS Bùi Đình Hiển - Khoa Phục hồi chức năng BV Nhi Thái Bình: Tăng động nhẹ thì trẻ có thể chui gầm bàn gầm ghế, hoạt động luôn chân luôn tay... những trường hợp tăng động nặng có thể gây ra sự cố bất ngờ với trẻ, ví dụ trẻ có thể đột ngột lao ra đường hoặc lao vào những vật đang chuyển động nhanh, mạnh, hoặc những vật như chậu nước sôi, đồ điện thì trẻ thấy bắt mắt là lao vào, bất chấp là cái gì.

Việc can thiệp đối với trẻ tăng động giảm chú ý thường kết hợp thuốc với các liệu pháp điều chỉnh hành vi, điều trị tâm lý cùng sự hợp tác của gia đình. Tại khoa Phục hồi chức năng, các y bác sĩ thường kết hợp một số bài tập nhằm giúp trẻ làm chủ vận động và trương lực cơ, cùng một số bài tập tăng sự tập trung chú ý. Các cán bộ y tế cũng thường xuyên tư vấn, hướng dẫn người nhà bệnh nhân biện pháp tăng cường hiệu quả điều trị cho trẻ tại nhà.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Huế - Khoa Phục hồi chức năng, BV Nhi Thái Bình: Mình phải hướng dẫn người nhà hàng ngày phải điều hòa cảm giác cho trẻ bằng cách dắt trẻ đi bộ . Những trẻ tăng động thường cứ thả ra là chạy nên tốt nhất là 2 người dắt con đi bộ để kìm hãm con chạy, cho trẻ đi bằng dép lê, không đi dép quai hậu, như thế sẽ cảm thấy chân mình bị vướng không thể chạy được.

Theo các bác sĩ, tình trạng trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý nhưng phụ huynh lại nhầm tưởng con mình hiếu động rất thường xuyên xảy ra. Bởi cùng một biểu hiện nhưng về bản chất 2 hiện tượng này lại hoàn toàn khác nhau.

Trẻ hiếu động chứng tỏ khỏe mạnh về thể chất và phát triển các kỹ năng vận động tốt. Trẻ tăng động thì chỉ hành động theo ý thích cá nhân, không hề quan tâm đến môi trường xung quanh, tiếp thu lệch lạc và có hiện tượng khó diễn đạt về ngôn ngữ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý sát sao đến trẻ để nhận biết rõ những biểu hiện tăng động. Khi trẻ có biểu hiện mắc hội chứng này, cần điều chỉnh môi trường sống và đưa trẻ đến cơ sở y tế tin cậy để can thiệp kịp thời. 

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...