Những món ăn giúp tim khỏe

Thứ 2, 27/03/2017 | 15:30:48
607 lượt xem

Kinh tế phát triển làm các bữa ăn của người Việt đã nhiều thịt hơn so với 20 năm trước đây. Việc tiêu thụ bia rượu cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển đó. Chưa kể hiện nay, trẻ em ăn nhiều thức ăn nhanh hơn, các thức ăn nhiều chất béo hơn. Điều này làm gia tăng đáng kể các bệnh lý tim mạch. Tại Mỹ, chỉ bằng cách giáo dục thay đổi chế độ ăn, đã góp phần giảm đáng kể các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường. Một chế độ ăn uống và sinh hoạt khỏe mạnh là vũ khí quan trọng nhất để chống lại bệnh tim mạch. Hãy tuân theo những bước cơ bản như sau để có một sức khỏe tốt và đặc biệt là để có một trái tim khỏe.

Một chế độ ăn nhiều rau quả và trái cây sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giảm nguy cơ bệnh mạch vành

Ăn đa dạng các loại thức ăn

Bạn có thể tiêu thụ rất nhiều thực phẩm nhưng chưa chắc chúng đã cung cấp đủ các chất thiết yếu cho cơ thể. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng là những thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, cung cấp đủ protein, nhưng không giàu calo. Những loại thực phẩm này giúp bạn kiểm soát cân nặng, cholesterol và huyết áp.

Rau và hoa quả các loại: Ăn nhiều rau quả và trái cây sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành.

Gạo lứt là loại gạo nguyên hạt với đủ thành phần vỏ cám bên ngoài, tinh bột và phôi. Loại gạo này giàu dinh dưỡng do giữ lại được các vi chất trong quá trình chế biến, xay xát.

Sản phẩm từ sữa ít béo như sữa không béo, phomat, sữa chua.

Thịt gà bỏ da và cá: Cá là thực phẩm có chứa chất đạm rất có lợi cho cơ thể. Ăn cá sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giảm trylycerid. Người ta nhận thấy các chủng tộc ăn nhiều cá có tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch rất thấp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần, đặc biệt những loại cá giàu acid béo không bão hòa như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và cá ngừ... để giảm nguy cơ tim mạch và đột tử do bệnh tim.

Đậu, lạc, dầu ô liu giúp cung cấp cholesterol tốt cho cơ thể.

Thực phẩm nào cần hạn chế?

Hạn chế chất béo bão hòa, thịt đỏ, muối, kẹo và đồ uống có nhiều đường. Nếu ăn thịt đỏ, cố gắng chọn loại nhiều nạc nhất có thể.

Người ta thấy rằng có sự thay đổi huyết áp khi đưa vào cơ thể lượng muối khác nhau và người ta nhận thấy, huyết áp thay đổi theo từng bậc cùng với sự thay đổi của lượng muối, và tất nhiên huyết áp sẽ càng giảm nếu lượng muối càng giảm. Và người ta đã đưa ra một khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp, đó là việc hạn chế natri hàng ngày dưới 100mEq hay 2,4g.

Hạn chế lượng cồn tiêu thụ

Đây là một biện pháp rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc hạn chế rượu bia giúp làm giảm huyết áp với con số trung bình là 3mmHg HA tâm thu và 2mmHg HA tâm trương. Và khuyến cáo được đưa ra là nam giới nên uống không quá 2 khẩu phần rượu/ngày và nữ giới là không quá 1 khẩu phần rượu/ngày với mỗi khẩu phần có 14g alcohol, tương đương với khoảng 360ml bia, 150ml rượu vang (12 độ) và 45ml rượu 40 độ.

Như vậy, có thể nói rằng một chế độ ăn hợp lý và khoa học sẽ giúp giảm huyết áp, kiểm soát cân nặng, kiểm soát mỡ máu, đường máu... làm giảm các yếu tố nguy cơ  và giảm biến cố tim mạch.

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...