Cảnh giác với nhiễm khuẩn liên cầu lợn

Thứ 2, 13/03/2017 | 15:46:04
1,367 lượt xem

Từ đầu năm đến nay, Thái Bình đã ghi nhận 2 trường hợp nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh.

Ông Ngô Duy Việt  (trái)- Người nhà BN cùng Lãnh đạo Trung tâm y tế dự phòng Thái Bình

Trường hợp mới nhất được phát hiện tại xã Đông Trà, huyện Tiền Hải. Bệnh nhân sau khi ăn tiết canh 32 tiếng có biểu hiện sốt cao, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau rát vùng thượng vị, mệt mỏi và ăn ngủ kém. Sau khi được đưa vào bệnh viện đa khoa huyện, bệnh nhân trụy mạch, khó thở, tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tim mạch, rối loạn ý thức. Hiện bệnh nhân đã được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới TƯ để điều trị.

Ông Ngô Duy Việt - Người nhà BN: Bởi vì thấy con lợn khỏe mà 4, 5 người bắt ra mổ, khi tổ chức làm thì hàng xóm đến phụ giúp thì bảo lợn khỏe như này thì không đánh tiết canh thì mua thịt làm gì, giết lợn làm gì.. họ cứ tổ chức đánh tiết canh để ăn.. sau khi ăn 32 tiếng bị mắc bệnh, sốt đồng thời gia đình đưa đi bệnh viện hiện đang nằm ở Bệnh viện Nhiệt đới Hà nội.

Ngay sau khi ghi nhận trường hợp này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có mặt tại xã Đông Trà để lập danh sách, theo dõi sức khỏe của 20 người cùng ăn tiết canh và thực phẩm từ lợn với bệnh nhân. Đồng thời, tăng cường giám sát để kịp thời phát hiện các trường hợp có biểu hiện bệnh trên địa bàn toàn xã. Trung tâm cũng khuyến cáo gia đình và các hộ trong khu vực ngừng sử dụng thịt lợn nghi ngờ mắc bệnh. Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng bệnh do nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

 Bác sĩ Bùi Thị Ngát - Trạm trưởng Trạm y tế xã Đông Trà (Tiền Hải): Chúng tôi đã tiến hành xử lý môi trường tại khu vực nhà người làm cỗ và gia đình. Sau đó chúng tôi tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh rồi ăn gỏi rồi ăn thịt chế biến chưa kỹ, cũng xử lý luôn cả kiểm tra nhà bán lợn và xử lý khu vực chăn nuôi của gia đình ông bán lợn đó.

Các bác sĩ khuyến cáo, thực tế có 60% lợn phơi nhiễm với liên cầu lợn nhưng không biểu hiện bệnh, khiến người chăn nuôi, chế biến và người ăn đều không nhận biết được. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh, nội tạng lợn, và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín. Nếu có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột sau khi giết mổ lợn hoặc ăn sản phẩm từ lợn, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...