Người Việt mắc nhiều bệnh vì... ăn quá mặn

Chủ nhật, 11/09/2016 | 17:42:04
522 lượt xem

Tại Hội thảo Công bố kết quả điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam do Bộ Y tế phối hợp với các tổ chức thực hiện, nhóm nghiên cứu đưa ra 15 chỉ số nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm, trong đó lần đầu tiên có số liệu quốc gia về tiêu thụ muối quần thể, cho thấy, người Việt Nam dùng muối cao gần gấp đôi mức khuyến cáo.

57,2% dân số trưởng thành ở nước ta ăn thiếu rau, trái cây

TS. Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, kết quả điều tra được tiến hành năm 2015 cho thấy, 77,3% số nam giới và 11% nữ giới nước ta đang sử dụng rượu, bia và có xu hướng tăng theo thời gian. Trong đó, 44,2% số nam giới và 1,2% nữ giới uống rượu bia ở mức nguy hại, tức là 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 6 đơn vị cồn trở lên. Đáng chú ý là gần một nửa trong số người đang sử dụng rượu bia đã điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, 57,2% dân số trưởng thành ở nước ta ăn thiếu rau, trái cây so với mức khuyến cáo 400g/ngày của Tổ chức Y tế Thế giới. Đặc biệt, trung bình một người Việt Nam tiêu thụ 9,4 gam muối/ngày, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có số liệu quốc gia về tiêu thụ muối quần thể.

So với khuyến cáo về hoạt động thể lực của Tổ chức Y tế Thế giới là cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần thì gần 1/3 dân số Việt Nam không đạt được mức này.

Gia tăng các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch... 

Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng “kép” về bệnh tật

TS. Lokki Wai - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ đang gia tăng trên toàn cầu. Trên toàn cầu, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 68% tử vong toàn cầu. Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi dịch tễ nhanh chóng, gia tăng bệnh không lây nhiễm. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 160.000 trường hợp tử vong sớm giữa 30 và 70 tuổi do bệnh không lây nhiễm. Riêng thuốc lá chiếm khoản chi phí hơn 1 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng “kép” về bệnh tật. Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đang giảm, tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng; từ 40% vào năm 1986, lên 71,6% vào năm 2012. Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 73% các trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó đứng đầu là tử vong do tim mạch, sau đó là các bệnh ung thư, đái tháo đường và bệnh đường hô hấp mạn tính.

Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh là do liên quan đến hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý. Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh và quá tải bệnh viện. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng. Theo ước tính của WHO, tổn thất lũy tích về kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình do các bệnh không lây nhiễm là trên 7.000 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2011-2025 (bình quân mỗi năm gần 500 tỷ USD).

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...