Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn bạch hầu gây ra. Vi khuẩn này tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương cho nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Đây là một loại trực khuẩn, có 3 týp là Gravis, Mitis và Intermedius. Trực khuẩn bạch hầu sống rất lâu trong giả mạc và trong họng của những bệnh nhân đang ở thời kỳ lại sức (ở chỗ viêm, tới 6 tháng sau cấy vi khuẩn vẫn còn mọc).
Người ta cũng thấy nó sống rất lâu (có khi vài tháng) trên các đồ chơi của trẻ em bị bệnh bạch hầu, trên áo choàng của nhân viên y tế, trong các buồng bệnh điều trị bạch hầu. Tuy nhiên, trực khuẩn gây bệnh rất nhạy cảm với các yếu tố lý hóa. Dưới ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, trực khuẩn bị chết sau vài giờ, ở nhiệt độ 58 độ C sống được 10 phút, còn trong phenol 1% hoặc cồn chỉ có thể sống được 1 phút.
Triệu chứng
Những người bị bệnh bạch hầu thường có dấu hiệu sốt nhẹ, ho, khàn tiếng, chán ăn và luôn trong tình trạng rát họng.
Thường sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu.
Người bị bệnh bạch hầu thường có dấu hiệu sốt nhẹ, ho, khàn tiếng, chán ăn và luôn trong tình trạng rát họng (Ảnh/nguồn: internet).
Ngoài ra, bệnh nhân bị ho gà có thể có dấu hiệu khó thở, khó nuốt. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt.
Nếu không được phát hiện bệnh và điều trị sớm sẽ dẫn tới nguy cơ viêm cơ tim tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch.
Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim. Cùng với những triệu chứng trên bệnh dẫn tới thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
Cách phòng bệnh
Tiêm chủng:
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh Bạch hầu. Hiện nay trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, tất cả trẻ em sẽ được tiêm đủ 3 mũi vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu-ho gà-uốn ván-viêm gan B-viêm phổi, màng não do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) lúc 2,3 và 4 tháng tuổi.
Tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Việc trì hoãn tiêm chủng vì bất cứ lý do gì sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh Bạch hầu (Ảnh/Nguồn: Internet).
Cách ly bệnh nhân:
Nếu phát hiện ra người bị nhiễm Bạch hầu, cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Ngoài ra cần vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi bằng các dung dịch sát khuẩn.
Chiều 30/5, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 20 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định số lượng, chức danh, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên...
Sáng 30/5, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị...
Sáng nay, các đồng chí: Nguyễn Tiến Thành - Phó Bí thư thường trực Tỉnh...
Nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XV, sáng 17/5, Đoàn Đại biểu...
Trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Ðại hội XIII của Ðảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Động lực và nguồn lực cho...
Ngày 31/8, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương...
Chiều mùng 04/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó...
Chiều ngày 24/8, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI, nhiệm kỳ...