Vẫn có nhiều người mắc bẫy tội phạm lừa đảo công nghệ cao

Thứ 5, 10/10/2024 | 18:04:29
344 lượt xem

Dù phương thức thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao đã được cơ quan công an cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử chính thống của công an và phát tờ rơi, tuyên truyền lưu động, zalo, facebook… nhưng thời gian qua, vẫn có không ít nạn nhân mắc bẫy của tội phạm lừa đảo công nghệ cao. Một số người còn lâm vào tình trạng nợ nần do bị lừa mất nhiều tài sản và không có khả năng chi trả.

Ông N.V.A đến Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Thái Bình để trình báo việc mất hơn 150 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo trực tuyến. 

Dù phương thức lừa đảo không mới, song nạn nhân vẫn bị đối tượng dẫn dắt làm theo từng bước, để rồi khi nhận ra sự thật thì đã muộn.

Người bị hại: Tôi cũng chỉ muốn kiếm vài trăm nghìn nhưng khi nạp tiền vào, rút tiền ra thì dần các đối tượng cứ câu nhử nạp thêm 10 triệu rồi lên đến 100 triệu cũng không rút được tiền.

Từ đầu năm đến nay, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh nhận hàng chục đơn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tội phạm công nghệ cao.

Điển hình các thủ đoạn như lừa đảo tình cảm sau đó dẫn dụ đầu tư tài chính, làm nhiệm vụ online hoặc gửi tiền, quà có giá trị, lừa đảo đầu tư các sàn chứng khoán, tiền ảo, đa cấp, lừa đảo qua hình thức tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử, việc nhẹ lương cao, lừa đảo thông qua shiper… Dù đã rất cảnh giác, song nhiều người, trong đó có phụ nữ này vẫn bị mất tiền.

Người bị hại: Tôi cũng hay mua hàng trên mạng rồi chuyển tiền cho người ta luôn. Nhưng người ta lại báo không nhận được và yêu cầu tôi truy cập vào đường link. Tôi cũng nghĩ shiper họ không được bao nhiêu tiền thì tôi hỗ trợ. Sau đó đường linh bắt nhập tài khoản, mật khẩu đúng với ngân hàng tôi đang dùng nên không nghi ngờ. Một lúc sao cứ bị trừ dần hết tiền trong tài khoản.

Hiện nay, các đối tượng lừa đảo công nghệ cao liên tục đổi mới hành vi, thủ đoạn, tuy nhiên đích đến cuối cùng của chúng vẫn là lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Do đó, người dân khi sử dụng điện thoại, máy tính, mạng xã hội phải thật cảnh giác.

Thượng tá Cao Giang Nam, Phó trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Thái Bình: Một trong nhưng nguyên nhân là người dân thiếu ý thức cảnh giác khi sử dụng mạng xã hội để kẻ giản lợi dụng. Mà ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Trên các trang thông tin đều đưa rõ các thủ đoạn người dân có thể đọc và phòng tránh dễ dàng hơn.


Cùng với sự vào cuộc của lực lượng chức năng, mỗi người dân cần chung tay phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng bằng cách nhanh chóng liên hệ với cơ quan chức năng khi gặp lừa đảo trực tuyến, đồng thời kịp thời tuyên truyền đến nhau các phương thức thủ đoạn của đối tượng để cảnh báo, giúp người khác tránh được việc bị rơi vào bẫy lừa đảo của các đối tượng./.

Cao Biền

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...