Giá trị lịch sử và thời đại của Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945

Thứ 6, 03/09/2021 | 00:00:00
1,908 lượt xem

76 năm trôi qua, Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và công bố trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới vào ngày 2/9/1945 như bản anh hùng ca bất hủ sống mãi trong hàng triệu trái tim người con đất Việt.

 Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập (Ảnh tư liệu)

Những tư tưởng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Bản Tuyên ngôn Độc lập về quyền dân tộc, quyền con người, về khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên quyết để giữ vững độc lập tự do vẫn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

“Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”-“Trích bản Tuyên ngôn độc lập.” 

Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 là văn kiện lịch sử, là kiệt tác lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị về nhiều mặt chính trị, tư tưởng, pháp lý, văn hóa, đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

Thạc sĩ Trương Thị Tuyết Lan - Trưởng khoa Khoa Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Trường Chính trị Thái Bình:

“Bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và tuyên bố trước đồng bào cả nước vào dịp ngày 2/9/1945 có thể nói là một bản thiên anh hùng ca, một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có giá trị lịch sử, giá trị pháp lý mà bản tuyên ngôn còn có giá trị về nhân quyền, đặc biệt đó là quyền tự quyết, quyền dân tộc và quyền độc lập của mỗi con người Việt Nam chúng ta.”


Thạc sĩ Trần Quang Công - Phó trưởng Phòng, Phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Trường Chính trị Thái Bình:

“Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.”


Không chỉ kết tinh các giá trị truyền thống anh hùng, bất khuất, tinh thần và ý chí đấu tranh cho một nước Việt Nam độc lập, tự do mà Tuyên ngôn Độc lập còn khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới. Bản Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập tự do”; khẳng định rõ vai trò, sức mạnh của khối toàn dân đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do.

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Huỳnh - Giảng viên Khoa Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng Trường Chính trị Thái Bình:

“Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.


 Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập (Ảnh tư liệu)

Bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa vượt thời đại khi những tư tưởng quan điểm của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị không chỉ bởi giá trị lịch sử pháp lý mà còn bởi giá trị nhân văn cao cả về quyền con người, quyền của dân tộc được sông trong độc lập tự do; trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Thạc sĩ Trương Thị Tuyết Lan - Trưởng khoa Khoa Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Trường Chính trị Thái Bình:

“Bản Tuyên ngôn độc lập cho đến nay vẫn tiếp tục được thực hiện trên các mặt của đời sống xã hội, phát huy quyền dân chủ trong nhân dân, rồi thực hiện dân chủ một cách rộng rãi trong đời sống của nhân dân, đồng thời khẳng định được quyền tự quyết của mỗi người dân trong đời sống xã hội. Đặc biệt chúng ta thấy rằng thông qua vấn đề bầu cử chúng ta thấy đó là vấn đề dân chủ đó là vấn đề nhân quyền, là quyền tự quyết, của mỗi con người mà trong Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định ngay từ những năm 1945.”


Tượng đài Bác Hồ được đặt trong khuôn viên Trường Chính trị Thái Bình

76 năm đã trôi qua, nhưng tinh thần bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn luôn sống mãi trong lòng các thế hệ người dân Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một mốc son chói lọi, góp phần làm rạng rỡ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta mà còn làm cho nền văn hiến Việt Nam được khẳng định và lan tỏa cùng thời đại. 

Hồng Hạnh

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...