Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Thứ 7, 23/05/2020 | 00:00:00
1,067 lượt xem

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, sáng nay, các đại biểu Quốc hội nghe đại diện Chính phủ, Quốc hội trình bày Tờ trình về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế, Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021; nghe và thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Buổi chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số

Trong phiên họp buổi sáng Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh Trình bày Tờ trình về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế. Dự thảo Luật gồm 7 chương, 53 điều quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế. 

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này. 

Về Chương trình Giám sát của Quốc hội năm 2021, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến báo cáo Quốc hội cho phép không đề xuất nội dung giám sát chuyên đề vào Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội.

Thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé cho rằng, Luật Đất đai sửa đổi là rất cần thiết và cấp thiết, đã được đưa vào từ Kỳ họp thứ 8 sau đó xin rút ra và chuyển qua Kỳ họp thứ 9, và giờ lại tiếp tục xin rút. Đại biểu cho rằng cần đánh giá trách nhiệm của cơ quan liên quan trình dự án luật này. 

* Buổi chiều thảo luận về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều đại biểu bày tỏ thống nhất việc ban soạn thảo bổ sung quy định về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản. Dự thảo Luật đã quy định rõ việc phản biện xã hội được thực hiện trong giai đoạn tổ chức lấy ý kiến về dự thảo văn bản. Văn bản phản biện xã hội phải được gửi kèm hồ sơ dự án để thẩm định, thẩm tra để trình cơ quan có thẩm quyền nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội.

Đại biểu cũng kiến nghị bổ sung các đoàn thể chính trị xã hội vào nội dung của điều luật để đảm bảo thể hiện toàn diện chủ thể phản biện xã hội. Liên quan đến trách nhiệm chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, nghị quyết, một số đại biểu đề nghị Quốc hội cho giữ quy định hiện hành giao cơ quan thẩm tra chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, nhưng có tiếp thu bổ sung một số quy định nhằm làm rõ và nâng cao hơn trách nhiệm của từng cơ quan tham gia vào quy trình này.

Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...