Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Thái Bình

Thứ 3, 15/08/2017 | 09:46:23
487 lượt xem

Sáng 15-8, Đoàn công tác số 2, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thượng tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình triển khai kế hoạch chương trình kiểm tra, giám sát tại tỉnh Thái Bình. Các đồng chí Phạm Văn Sinh - Bí Thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp và làm việc với đoàn.

Thay mặt Đoàn công tác Trung ương, đồng chí Thượng tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng đoàn công tác quán triệt, mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng của công tác kiểm tra, giám sát. Nội dung kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng đối với việc phát hiện và xử lý tham nhũng; Việc thực hiện Chỉ thị số 50 ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý tham nhũng”; Việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 10 ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc "Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nội dung về chống các biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống liên quan đến “lợi ích nhóm”, tiêu cực, tham nhũng. Mốc thời gian kiểm tra, giám sát từ 1/1/2011 đến 31/12/2016 và Quý I năm 2017; các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế có dấu hiệu tham nhũng xảy ra trước ngày 1/1/2011, nhưng có khó khăn, vướng mắc, tồn động đến nay chưa được xử lý dứt điểm. 

Đồng chí Nguyễn Văn Thuân - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Trưởng đoàn công tác thông báo Kế hoạch số 64 ngày 25/4/2017 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; Công bố quyết định số 65 ngày 25/4/2017 của Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về  phòng, chống tham nhũng thành lập các Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; Thông báo danh sách thành viên Đoàn công tác số 2, theo quyết định số 65, Văn bản số 1414 ngày 23/5/2017 của Ban Nội chính Trung ương.

Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Hương - Hàm Vụ trưởng Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, Ban Nội chính Trung ương thông báo kế hoạch cụ thể và lịch làm việc của Đoàn Công tác số 2 tại các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, giám sát của tỉnh Thái Bình.

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình, đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh báo cáo  kiểm tra, giám sát theo kế hoạch số 64 ngày 25/4/2017 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Thay mặt Tỉnh ủy, đồng chí Phạm Văn Sinh - Bí Thư Tỉnh ủy nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Đoàn công tác; tổng hợp, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự kiểm tra, giám sát; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc diện kiểm tra, giám sát phối hợp chặt chẽ với Đoàn công tác Trung ương, theo đúng mục đích, yêu cầu, chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát đề ra; Tiếp tục rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ  đạo, thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí tại địa phương, cơ quan, đơn vị, trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận, Đồng chí Thượng tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng đoàn công tác đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Thái Bình, là điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giữ vững ổn định tình hình chính trị cơ sở. 

Thượng tướng Tô Lâm đánh giá cao công tác chuẩn bị nghiêm túc, sự chủ động của Tỉnh ủy Thái Bình; ghi nhận những kết quả đạt được thời gian qua; phân tích, nêu bật những khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đồng thời yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cần rà soát, xác định rõ những việc dễ xảy ra sai phạm, tham nhũng tại địa phương, để  tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phát hiện và xử lý nghiêm. Nhất là những sơ hở, thiếu sót, sai phạm, vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư công, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đánh gíá trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; thường xuyên, chủ động  kiểm tra trong nội bộ, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng. Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nội dung về chống các biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống liên quan đến “lợi ích nhóm”, tiêu cực, tham nhũng. Chú trọng đề xuất phương hướng, giải pháp thiết thực, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng của Trung ương quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương; kiến nghị, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống, tham nhũng.

Đối với Đoàn Công tác, trong quá trình kiểm tra, giám sát cần nắm tình hình, rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật; kịp thời kiến nghị, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót; củng cố, kiện toàn các cơ quan trên, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tránh làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm; Báo cáo kết quả trách nhiệm các cơ quan thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc, phát sinh từ các dự án đầu tư thu hồi đất; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gây ô nhiễm môi trường, có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát để nắm tình hình, đánh giá vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và kết quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; góp phần nhận diện và xử lý các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là những vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng. Kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm thiết thực, hiệu quả tránh hình thức, lãng phí; hạn chế đến mức thấp nhất việc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra, giám sát.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...