Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ

Thứ 6, 22/05/2015 | 18:21:56
601 lượt xem

Sáng ngày 22-5, Quốc hội làm việc tại tổ, cho ý kiến về: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Điều 60 của Luật BHXH năm 2014.

Thảo luận về điều 60 Luật BHXH, đa số ý kiến đồng tình cần thiết phải sửa đổi điều luật này theo đề xuất của Chính phủ nhằm đáp ứng nguyện vọng của một bộ phận người lao động chỉ làm việc ở khu vực phi chính thức trong một thời gian ngắn. Theo đó, trước mắt cho phép người lao động nếu có nguyện vọng thì được nhận số tiền đã tham gia bảo hiểm. Điều 60 của Luật BHXH chưa có hiệu lực thi hành đã phải sửa đổi có thể tạo thành những tiền lệ không tốt. Tuy nhiên, việc sửa điều 60 là cần thiết, phù hợp với nhu cầu thực tiễn vì ở nước ta, số người hưởng trợ cấp một lần nhiều gấp 4 lần so với số người hưởng lương hưu hàng tháng.

Đại biểu Phạm Xuân Thường - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình phát biểu tại buổi thảo luận

Đại biểu Phạm Xuân Thường - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng: Việc sửa như này là chưa có tiền lệ và ảnh hưởng đến Quốc hội nhưng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta không giải quyết để tiếp tục xảy ra khiếu nại, tập trung biểu tình thì còn phức tạp xã hội. Đề nghị chấp nhận phương án Chính phủ đưa ra. Chúng ta thể hiện sự linh hoạt trong giải quyết vụ việc. Nhưng từ nay cho đến khi chúng ta thực hiện Luật này thì cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để cho các đối tượng người lao động hiểu hơn. Trong số các đối tượng người lao động đi khiếu nại vừa qua cũng rất nhiều người không hiểu về nội dung của Điều 60. Vì thế chúng ta phải làm công tác tuyên truyền cho tốt hơn”.

Cho ý kiến về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, một số ý kiến cho rằng: Thời gian qua, việc triển khai chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh của Quốc hội vẫn còn những hạn chế kéo dài, phải điều chỉnh nhiều lần. Chỉ tính từ tháng 6 năm ngoái đến nay đã đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh đến 3 lần. Bên cạnh đó, chất lượng một số dự án Luật còn hạn chế, tình trạng tồn đọng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, pháp lệnh còn nhiều.

Về dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm tới công tác hậu chất vấn. Quá trình theo dõi việc thực hiện các cam kết sau chất vấn cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, bổ sung thêm các chế tài đủ mạnh, đảm bảo các đối tượng được chất vấn thực hiện được lời hứa trước Quốc hội và nhân dân. Đại biểu Nguyễn Hạnh Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng: “Cái chính là hậu giám sát, hậu chất vấn mới là quan trọng nhất. Chế tài để yêu cầu người được chất vấn, yêu cầu Chính phủ phải thực hiện lời hứa của mình mới là quan trọng nhất. Cần phải bổ sung thêm các chế tài. Vừa qua trong nhiệm kỳ này, chúng ta đã làm được một việc tương đối tốt, đó là quét lại các việc trả lời chất vất, đến kỳ họp sau xem xét lại cả nhiệm kỳ xem cái nào đã làm được, chưa làm được.

Chiều ngày 22-5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán; thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nhóm CTV

 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...