Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2015: Chính thức công bố hai Quy chế

Thứ 7, 28/02/2015 | 09:13:39
1,040 lượt xem

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã ký ban hành chính thức Quy chế kỳ thi THPT quốc gia và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2015.

 
 Đón mùa thi mới
Kỳ thi THPT quốc gia: Trường ĐH chủ trì cụm thi 
Quy chế kỳ thi THPT quốc gia quy định rõ trách nhiệm của các trường ĐH, bao gồm đăng ký với Bộ GD&ĐT sử dụng kết quả của kỳ thi làm căn cứ tuyển sinh; sử dụng dữ liệu điểm thi của thí sinh do Bộ GD&ĐT chuyển đến để xét tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Ngoài ra còn chọn, giới thiệu cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi.
Đối với trường ĐH chủ trì cụm thi sẽ chủ trì coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo; in, đóng dấu và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho các sở GD&ĐT; Chủ trì thành lập, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi, các ban của Hội đồng thi; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi; chủ trì phối hợp với sở GD&ĐT nơi tổ chức cụm thi và các trường ĐH, CĐ, TC và các cơ sở giáo dục nơi đặt điểm thi chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi.
Trường ĐH chủ trì cụm thi chi trả kinh phí cho cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia kỳ thi tại cụm thi theo quy định. Báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thi.
Trách nhiệm của trường phổ thông là cùng với việc hoàn thành chương trình dạy học theo chỉ đạo của sở GD&ĐT; tổ chức ôn tập cho học sinh; hướng dẫn để học sinh được cấp Giấy chứng minh nhân dân chậm nhất vào cuối học kỳ I năm học lớp 12, trường sẽ tổ chức kiểm tra trình độ kiến thức văn hóa, xếp loại học lực cho những người tự học khi được sở GD&ĐT giao trách nhiệm. Tiếp nhận Phiếu đăng ký dự thi, Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT; kiểm tra hồ sơ của người học đăng ký tại trường.
Trương cũng sẽ hoàn thiện dữ liệu đăng ký dự thi, dữ liệu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, miễn thi, đặc cách và chuyển dữ liệu cho sở GD&ĐT; in, đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và thí sinh học tập quy chế thi, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm địa điểm thi. Quản lý hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh. Tiếp nhận đơn, lập danh sách xin phúc khảo bài thi và chuyển đến sở GD&ĐT.
Trường phổ thông cũng có trách nhiệm trả Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi tại trường, thông báo kết quả công nhận tốt nghiệp THPT; cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; phát Bằng tốt nghiệp THPT cho thí sinh; lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định.
Tuyển sinh ĐH, CĐ: Kết thúc mỗi đợt xét tuyển phải công bố
Đối với các trường tổ chức xét tuyển những thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của Bộ GD&ĐT. Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.
Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, công bố và gửi lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển.
Với thí sinh, dùng bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được ĐKXT ở các đợt xét tuyển tiếp theo. Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác. Để đăng kí xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh dùng 3 bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển các nguyện vọng bổ sung để đăng ký.
Quy chế cũng yêu cầu cáctrường tuyển sinh riêng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Xử nghiêm các trường, cán bộ và thí sinh phạm quy 
Theo quy định của Quy chế mới, sẽ xử lý cán bộ và thí sinh có hành vi vi phạm Quy chế thi, thực hiện theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia.
Các trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với năng lực thực tế thì số thí sinh tuyển vượt chỉ tiêu sẽ bị khấu trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh năm sau của trường và nhà trường sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 138/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với Hiệu trưởng hoặc Chủ tịch HĐTS và những người khác liên quan vi phạm một trong các lỗi như Ban hành các quyết định liên quan đến công tác tuyển sinh trái với các quy định của Quy chế này; Xác định điểm trúng tuyển thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định; Tuyển sinh những ngành chưa có quyết định mở ngành; tuyển sinh không đúng với nguyện vọng đã đăng ký của thí sinh; Xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu; Tổ chức tuyển sinh không đúng với các quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã công bố.
Người tham gia công tác tuyển sinh là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế, nếu có đủ chứng cứ, tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ xử lý theo quy định của Luật viên chức, Luật cán bộ, công chức và các văn bản quy định về xử lý kỷ luật viên chức, công chức. 
Đối với những người vi phạm Quy chế tuyển sinh là cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên cơ hữu của các trường ngoài công lập không phải là công chức, viên chức, Hiệu trưởng nhà trường quyết định xử lý theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo: Daidoanket.vn

 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...