Việt Nam có 5 hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á

Thứ 3, 06/01/2015 | 08:31:49
1,085 lượt xem

Với kỷ lục về độ dài của ba hang trong hệ thống hang động dung nham được phát hiện ở Đăk Nông, Việt Nam đã trở thành quốc gia có 5 hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á. Trước đó, Hang Dơi 1 và 2 ở Đồng Nai giữ vị trí đứng đầu.

Trong cuộc họp báo ngày 26/12/2014 ở Hà Nội, các chuyên gia công bố những kết quả nghiên cứu đầu tiên về hệ thống hang động đạt 5 kỷ lục Đông Nam Á vừa được phát hiện ở Đăk Nông. Ngay sau đó, đoàn hợp tác nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Hội hang động Núi lửa Nhật Bản và Bảo tàng Địa chất Việt Nam lập tức quay lại Tây Nguyên để tiếp tục khảo sát. Cuộc phiêu lưu kỳ thú bất ngờ trong hang động giữ 5 kỷ lục Đông Nam Á Cuộc phiêu lưu kỳ thú bất ngờ trong hang động giữ 5 kỷ lục Đông Nam Á Mê hang hơn mê vợ! Trên 2 chiếc ô tô băng qua chặng đường dài hơn 60 km từ trung tâm tỉnh Đắk Lắk vòng qua huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi làm quen với ông Tachihara vui tính. Ông tâm sự, nghiên cứu về núi lửa là niềm đam mê tột bậc của ông. Dù đang mang trong tim 3 chiếc stent nong động mạch vành, ông vẫn mải mê thám hiểm hang động núi lửa tới 26 quốc gia, tới nỗi vợ ông đành bái bai chồng, bước sang thuyền khác. Trong chuyến du lịch Việt Nam năm 2007, anh Yoshida, một thành viên Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản tình cờ biết tin Đắk Nông có hang động núi lửa, đã mang một số hình ảnh tư liệu trở về cho Hội nghiên cứu. Sau 5 năm nghiền ngẫm chuẩn bị, đến năm 2012, Chủ tịch Hội Tachihara mới tổ chức được chuyến khảo sát hang động núi lửa đầu tiên tại Việt Nam. Xe dừng lại giữa một vùng núi đồi hoang vắng vì đã chạm các thềm đá nham thạch phun trào. Để vào đến miệng núi lửa Chư B’luk và các khu vực hang mới phát hiện, chúng tôi phải đi bộ ngót chục cây số trên các lối mòn đầy đá basalt bọt lởm chởm, do dung nham nóng chảy từ miệng núi lửa phun ra, đã đông cứng lại thành đá. Phút nghỉ ngơi trong hang động. Phút nghỉ ngơi trong hang động. Bóng chiều đổ dài, tới một ngã ba đầy lau lách hoang vu, đoàn chia thành 2 nhóm. Nhóm do anh Yoshida dẫn đầu gồm 4 người khỏe mạnh nhất sẽ thâm nhập trước vào hang C8, nghỉ đêm trong lòng hang. Nhóm 4 chuyên gia còn lại cùng chúng tôi và cậu phiên dịch Bàn Ái Cung ngược dốc thêm 2km nữa lên miệng núi lửa như lòng chảo khổng lồ Chư B’luk. Trên “viền môi” núi lửa có độ cao so với mực nước biển khoảng 600m, nhìn toàn cảnh bốn phía trơ trụi đến tận chân trời, thỉnh thoảng lại có một chiếc xe cải tiến chất đầy gỗ chạy ra, ông Tachihara đau xót: Việt Nam chưa biết gìn giữ những di sản tự nhiên cho thế hệ con cháu sau này, để rừng bị chặt phá hết. Đây là hệ thống hang động núi lửa rất có giá trị về mặt khoa học địa chất, giáo dục thiên nhiên, tiềm năng du lịch... Ý nghĩa và giá trị lớn biết bao! Nghiên cứu tỉ mỉ kiến tạo vách hang. Nghiên cứu tỉ mỉ kiến tạo vách hang. Bí ẩn “Hang Đền Thờ Lớn” Ngày thám hiểm thứ hai, có thêm vài thành viên mới, chúng tôi chính thức “đổ bộ” vào hang C8. Tiến sĩ Honda Tsutomu - tân Chủ tịch Hội nổi bật trong bộ trang phục chuyên dụng vàng chóe, trông càng cao lênh khênh khi đi gần ông Tachihara - bây giờ là Chủ tịch Danh dự của Hội kiêm đại diện Dự án Hang động Núi lửa tại Việt Nam. TS Honda khẳng định: Dòng chảy dung nham có độ nhớt thấp phun trào từ miệng núi lửa Chư B’luk đã tạo thành rất nhiều hang động quanh khu vực thác Dray Sáp. Trên quãng đường dài trầy trật về hướng Chư B’luk, một chiến sĩ huyện đội đề nghị được mang giúp Tachihara chiếc balô nặng, ông vui vẻ cảm ơn. Nhấm nháp những chùm cà chua dại chín mọng hái vội ven đường, tôi nhận ra thứ quả bé xinh này có tác dụng giải khát tuyệt vời hơn bất cứ thứ nước ngọt nào. Miệng hang C8 há hốc đen ngòm hiện ra dưới vạt dây rừng đan xen dày đặc. Đây là động lớn nhất, mặt nền cao nhất trong toàn bộ hệ thống hang động dọc sông Sêrêpôk, nên các chuyên gia tạm đặt tên là Hang Đền Thờ Lớn. Nằm ở lưng chừng núi, từ trên nhìn xuống cửa hang sâu, ngách bên phải như một miệng giếng thăm thẳm tối, ngách bên trái là một vòng cung đá xanh rờn dây leo chằng chịt. Nhờ những khối đá sụp lở ở một góc hang, chúng tôi có thể lần đi xuống mà không cần phải đu dây như lối vào động C7. Đáy hang có nơi lô nhô thạch nhũ, có nơi lại ẩm ướt trơn trợt, rêu xanh và dương xỉ phủ đầy. Ở góc bằng phẳng nhất, đêm qua đoàn chuyên gia đã trải bạt dày làm nơi nghỉ ngơi và đặt các thiết bị đo đạc hang động như đèn soi chiếu, máy đo vẽ, túi ngủ, lương thực, thuốc men… Theo vệt đèn pin loang loáng, chúng tôi dò dẫm trên nền đá lởm chởm, tiến sâu vào các ngách hang mở theo nhiều hướng. Nhiều người cho rằng nhũ đá trong hang động núi lửa không dồi dào và đẹp long lanh như nhũ trong hang động đá vôi. Tuy nhiên, sức hấp dẫn, sự đặc sắc về cơ chế hình thành cùng những giá trị khoa học độc đáo của hệ thống hang động núi lửa đồ sộ cỡ này thì không gì so sánh được. Trước hết, là do nó rất hiếm. Trong những ngách hang sâu thẳm, tối đen, chúng tôi sững sờ chiêm ngưỡng vô số đốm sáng trên mặt đá lóng lánh như kim cương, những vệt dung nham cuộn chảy đã đông cứng muôn màu, những măng đá lô xô như bụt mọc. Thỉnh thoảng một đống vạt đá đổ t
  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...