Thay đổi cách tính lương hưu

Thứ 4, 26/11/2014 | 07:32:24
930 lượt xem

Đây là một trong hàng loạt điểm mới tại Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết Luật sửa đổi sẽ tăng dần số năm đóng BHXH với lao động nam để được hưởng mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương đóng BHXH.

Để được hưởng mức này, người nghỉ hưu năm 2018 cần đóng BHXH trong 16 năm, năm 2019 cần 17 năm, năm 2020 cần 18 năm, 2021 cần 19 năm, từ năm 2022 trở đi cần 20 năm.

Đối với nữ, để được hưởng mức lương hưu 45%, cần đóng BHXH trong 15 năm.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động (cả nam và nữ) được cộng thêm 2%, nhưng mức lương hưu tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Như vậy, để được hưởng mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng BHXH 35 năm và nữ đóng 30 năm.

Theo công thức tính lương hưu cũ (Luật BHXH năm 2006), người lao động có 15 năm đóng BHXH sẽ có mức lương hưu được tính bằng 45% mức lương bình quân đóng BHXH và sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì lao động nam được cộng thêm 2% và nữ cộng thêm 3%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Mức bình quân lương hằng tháng để tính lương hưu của khu vực công cũng được điều chỉnh theo lộ trình. Theo BHXH Việt Nam, lộ trình này nhằm tiến tới thực hiện tính bình quân chung của cả quá trình đóng, bảo đảm bình đẳng giữa khu vực trong và ngoài nhà nước. Cụ thể như sau:
Một nội dung đáng chú ý khác là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Quy định về vấn đề này được thiết kế theo hướng từ khi luật có hiệu lực thi hành (1/1/2016) đến hết năm 2017 tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương ghi trên hợp đồng lao động. Từ năm 2018, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Người lao động được quản lý sổ BHXH

Mặt khác Luật đã bổ sung đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng và đối tượng người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Luật cũng bỏ quy định giới hạn trần tuổi tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời, để khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, Luật bỏ quy định mức sàn thu nhập đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) để phù hợp với khả năng tham gia của người dân và quy định Nhà nước hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện.

Về quyền của người lao động, thay đổi cơ bản và lớn nhất là quy định người lao động được quản lý sổ BHXH của mình để theo dõi. Quy định hiện hành giao sổ này cho người sử dụng lao động quản lý.

Cơ quan BHXH cũng được bổ sung một loạt quyền và trách nhiệm mới, trong đó có chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Theo đánh giá của BHXH, với các quy định mới, trách nhiệm của cơ quan BHXH là rất nặng nề, “phải thực sự là tổ chức phục vụ dịch vụ công và phong cách làm việc phải là phong cách phục vụ”.

Thành Đạt 

Theo: Baodientu.chinhphu.vn

 

 


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...