Công nghiệp tỉnh Thái Bình đứng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và thứ 3 cả nước

Thứ 3, 11/07/2023 | 19:45:00
984 lượt xem

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 do đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ Sáu - Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 thì 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Thái Bình tăng trưởng 7,77%.

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm tại kỳ họp thứ Sáu - HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong việc triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm. Tình hình kinh tế - xã hội cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP đạt 31.095 tỷ đồng, tăng 7,77% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố và thứ 5 vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, công nghiệp tăng 15,17%, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và thứ 3 cả nước. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công giữ vững thành tích ở tốp đầu cả nước.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chỉ đạo toàn diện, có nhiều khởi sắc. An sinh xã hội được bảo đảm; triển khai thực hiện kịp thời các chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với người có công, chính sách bảo trợ xã hội. Cải cách hành chính có chuyển biến tích cực. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chỉ đạo thực hiện đồng bộ, nền nếp với nhiều nội dung đổi mới có hiệu quả. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. 

Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Ngô Đông Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh dự kỳ họp

Báo cáo cũng thẳng thắn nêu lên 1 số tồn tại, hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra; việc tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt phục vụ phát triển kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu; kết quả thu hút đầu tư, thu ngân sách nhà nước (thu nội địa) đạt thấp. Vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường ở một số nơi vẫn còn tiếp diễn; xử lý rác thải sinh hoạt ở một số địa phương vẫn còn bất cập; Tình hình an ninh, trật tự ở một số lĩnh vực, địa bàn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

 Báo cáo cũng phân tích, nêu bật những khó khăn, thách thức và các nhóm, nhiệm vụ, giải pháp, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Video: 71123_OHUNG1.mp4

 

Trong đó, tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp"; Triển khai có hiệu quả cơ chế chính sách hỗ trợ tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp, cơ chế hỗ trợ xây dựng nồng nhân mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Chỉ đạo quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công; phấn đẩu giải ngân hết vốn đầu tư công được giao. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục triệt đề, không để xảy ra tình trạng nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; tiến độ giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các tuyến giao thông kết nối để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.

 Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là thu hút đầu tư vào Khu kinh tế và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Tăng cường các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các quy trình, thủ tục theo hướng công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhất là thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng.

 Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh cạnh tranh cấp tỉnh PCI; Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và hoạt động khám chữa bệnh, y, dược.  

Thực hiện kịp thời, hiệu quả chính sách bảo đảm an sinh xã hội; duy trì thực hiện giải quyết đúng, đủ, kịp thời các thủ tục hành chính, hồ sơ ưu đãi người có công; Duy trì nền nếp có hiệu quả công tác tiếp dẫn và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài ngay từ cơ sở, bảo đảm đúng quy định, không để phát sinh điểm nóng. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Tăng cường và củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Duy Huy

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...