Đông Hưng phát triển cụm công nghiệp

Thứ 3, 04/10/2022 | 00:00:00
442 lượt xem

Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kỹ thuật hạ tầng thực hiện các dự án đảm bảo được thuận lợi, đúng tiến độ; kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp được các cấp, ngành của huyện Đông Hưng đã và đang triển khai thực hiện, tạo đà phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Chẳng phải ngẫu nhiên, doanh nghiệp này lựa chọn Cụm công nghiệp Mê Linh để đầu tư xây dựng Nhà máy may xuất khẩu. Cách đây 5 năm, đơn vị đưa Nhà máy số 1 đi vào hoạt động, tạo việc làm cho 600 lao động địa phương. Hiện nay, doanh nghiệp tiếp tục xây dựng thêm Nhà máy may số 2, với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng. 



Ông Vũ Duy Hân, Giám đốc Công ty TNHH dệt may Trường Sơn Thịnh:

"Được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong các thủ tục pháp lý giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính cũng được lãnh đạo huyện, xã, địa phương vào cuộc rất mạnh mẽ giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thành các dự án đầu tư"


Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Đông Hung quy hoạch 9 cụm công nghiệp, với tổng diện tích gần 470 ha, được phân bố khá đều khắp trên địa bàn huyện. Trong đó, 8 cụm đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư; 6 cụm có nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng.  tổng mức đăng ký đầu tư gần 5.200 tỷ đồng. Trong đó, tổng mức đầu tư hạ tầng hơn 1.100 tỷ đồng.  


Ông Ninh Xuân Thảo - Giám đốc Công ty cổ phần Đô Lương, Chủ đầu tư Cụm Công nghiệp Đô Lương:

"Hiện nay chúng tôi đã tổ chức đồng bộ toàn bộ hệ thống đường giao thông, đường điện, cung cấp các dịch vụ sẵn có để khi nhà đầu tư thứ cấp đến chúng tôi có thể đi vào hoạt động được ngay"


Đến nay, 7/9 cụm công nghiệp của Đông Hưng đã đi vào hoạt động, với tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 50%. Mặc dù chịu sự tác động lớn của đại dịch Covid-19, xung đột Nga – Ukraine, cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song nhìn chung các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì hoạt động ổn định. Tổng giá trị sản xuất 9 tháng năm nay ước đạt 3.220 tỷ đồng. Tạo việc làm cho hơn 17.000 lao động địa phương. Mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. 


Ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp huyện Đông Hưng:

"Dưới sự chỉ đạo của huyện, khi nhà đầu tư có yêu cầu về công tác mặt bằng, quy hoạch, phối kết hợp với các ngành thì chúng tôi đều phối hợp thực hiện rất hiệu quả, còn nếu có những khó khăn chúng tôi cũng đều xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo huyện để tháo gỡ khó khăn một cách nhanh nhất để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư tại địa phương."


Thời gian tới, Đông Hưng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp. Chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Nhất là sử dụng đất chưa đúng mục tiêu đầu tư, tự ý thay đổi ngành nghề, cho thuê lại nhà xưởng khi chưa được các cơ quan chức năng cho phép; tích cực góp phần phát huy, nâng cao hiệu quả của các cụm công nghiệp, tạo sự đột phá tăng trưởng kinh tế địa phương.

Duy Huy

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...