Lợi nhuận đang về túi ai khi giá thịt lợn đẩy lên quá cao

Thứ 6, 12/10/2018 | 15:45:17
877 lượt xem

Dù tập đoàn C.P, một ông lớn của ngành chăn nuôi, đã tuyên bố giảm giá lợn hơi 500 đồng/kg nhưng giá trên thị trường vẫn tăng mạnh và có nhiều biểu hiện bất thường.

Nếu như trước đây, giá thịt lợn tại khu vực phía Nam thấp nhất, giá miền Bắc cao nhất thì thời gian gần đây lại ngược lại. Tại miền Nam, giá thịt lợn dao động từ 53.000-56.000 đồng/kg, trong khi miền Bắc khoảng 50.000-54.000 đồng/kg. Tại miền Trung - Tây Nguyên là 52.000-54.000 đồng/kg.

Trước sự bất thường này, tờ Lao động sáng 12/10 đặt câu hỏi: Lãi đang rơi vào túi ai?

Một ngày ngay sau lời đề nghị của Bộ NN&PTNT về việc giảm giá lợn xuống dưới 50.000 đ/kg ngay trong tháng 10, Tập đoàn chăn nuôi C.P đã hạ giá bán xuống 500 đồng/kg trong khi một số doanh nghiệp vẫn đang nghe ngóng tình hình để đưa ra mức giảm giá hợp lý. Tuy nhiên, theo lời một số chủ trang trại, mức giảm 500 đồng/kg quá khiêm tốn so với mức lãi tới 15.000-20.000 đồng/kg tại thời điểm này.

Tờ Lao động ghi nhận ý kiến một số chủ trang trại cho rằng, đây là giảm theo kiểu đối phó, giảm cho có. Nếu như giai đoạn giá lợn khủng hoảng chỉ có 20.000 - 22.000 đồng/kg thì còn nói thương lái và tiểu thương bán thịt "ăn đậm" nhưng với mức giá 50.000 - 56.000 đồng/kg, thương lái và tiểu thương không có lãi mà doanh nghiệp chăn nuôi là đối tượng đang hưởng lợi lớn. Thậm chí, những trại có lợn đẹp còn không muốn bán ra vì còn chờ giá cao hơn.

Ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai cũng bộc bạch: "Ngành chăn nuôi lợn chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp FDI. Các hộ chăn nuôi sau thời gian thua lỗ đã giảm đàn, đóng chuồng nên nay dù mức giá cao cũng không còn lợn để bán. Như vậy, hộ chăn nuôi không được hưởng lợi gì hết".

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi một lần nữa nhấn mạnh trên tờ Nhân dân, mức lãi mà các doanh nghiệp hưởng lợi hiện nay quá lớn, tưởng như đây là mức giá "hạnh phúc" nhưng lại tiềm ẩn nhiều bất trắc, thậm chí chỉ là lãi tạm thời khi có nguy cơ thịt lợn ngoại giá thấp hơn sẽ ồ ạt vào Việt Nam, thị trường nội sẽ không thể cạnh tranh nổi.

Một bài toán khó khi kêu gọi các doanh nghiệp lớn giảm giá thành bởi không doanh nghiệp nào muốn thua thiệt so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu không làm vậy cũng đồng nghĩa "tham bát bỏ mâm" và sẽ xảy ra nguy cơ mất thị trường.

Theo vtv.vn

HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...