Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm chuẩn bị đón lo go thương hiệu bảo hộ sản phẩm

Thứ 6, 06/05/2016 | 14:02:54
2,105 lượt xem

Làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) có bề dầy lịch sử gần 600 tuổi, nơi đây đã từng được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Làng nghề truyền thống Việt Nam. Hiện nay, làng nghề lại được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp lô gô thương hiệu bảo hộ đối với các sản phẩm đủ tiêu chuẩn. Đây vừa là niềm vui, vừa là nỗi băn khoăn của những người làm nghề Đồng Xâm.

Những người thợ chạm bạc Đồng Xâm.

Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của gia đình anh Tạ Văn Úy (thôn Hữu Bộc, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương) có 15 công nhân lao động thường xuyên tại chỗ và có khoảng trên 30 lao động làm vệ tinh cho cơ sở. Với trên 30 mẫu sản phẩm, 1 tháng cơ sở bán ra theo đơn đặt hàng khoảng từ 30 đến 50 sản phẩm. Khi được biết làng nghề sẽ được cấp lô gô thương hiệu cho các sản phẩm đủ chất lượng, anh Úy rất mừng: “Khi có thương hiệu sản xuất của làng nghề rồi thì những tổ sản xuất như chúng tôi đây nói chung là yên tâm hơn, thứ hai là hàng hóa thì khi có logo bảo hộ thì nó đảm bảo chất lượng hơn, hàng sản xuất ra của Đồng Xâm sẽ không bị nhái nữa”.

Cùng với cơ sở  của anh Tạ Văn Úy, các cơ sở sản xuất đồ đồng mỹ nghệ tại xã Hồng Thái và cả xã Lê Lợi liền kề bên cũng thu hút được rất nhiều thợ lành nghề gắn bó với nghề này. Hiện có khoảng trên 5.000 lao động tham gia sản xuất, thu nhập trung bình của công nhân từ 3,5 triệu - 5 triệu đồng/ 1 tháng. Tuy nhiên, việc thu nhập ổn định hay không vẫn không phải là điều mà những người làm nghề chạm bạc ở Đồng Xâm lo lắng mà làm thế nào để thương hiệu làng nghề chạm bạc Đồng Xâm được duy trì và phát triển hơn nữa. 

Một trong những sản phẩm của làng nghề.

Năm 2015, số lao động tại làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm đạt trên 5.000 người. Tổng giá trị sản xuất của làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm đạt gần 200 tỷ đồng (doanh thu gần bằng 60% tổng doanh thu của địa phương). Thu nhập bình quân hàng tháng tính trên người lao động ngày một tăng theo tay nghề. Nay, làng nghề lại được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp lô gô Thương hiệu bảo hộ đối với các sản phẩm đủ tiêu chuẩn. Đây vừa là niềm vui, vừa là nỗi băn khoăn của những người làm nghề Đồng Xâm. Anh Tạ Văn Úy -Chủ cơ sở hàng thủ công Mỹ nghệ Thái Úy (thôn Hữu Bộc, xã Hồng Thái) cho biết: “Khi đã được cấp logo bảo hộ thì mình sản xuất làm sao cho thị trường biết về hàng của mình luôn luôn đảm bảo kỹ, mỹ thuật cũng như tính kinh tế của sản phẩm”.

Theo ông Nguyễn Văn Ngoan - Chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm (huyện Kiến Xương) cho rằng: “Khi chưa có thương hiệu thì ai muốn làm thế nào thì làm, khi chuẩn bị hàng Chạm bạc Đồng Xâm được gắn logo thương hiệu, Chi hội chúng tôi phải tổ chức cho tất cả các cơ sở sản xuất đi học tập để quản lý thương hiệu của làng nghề. Có nghĩa là khi hàng đã được gắn logo thương hiệu thì đó là hàng được đảm bảo chất lượng, tất cả các cơ sở đều thực hiện sao cho xứng đáng với thương hiệu của làng chạm bạc Đồng Xâm”.  Làm nên thương hiệu đã khó nhưng để quản lý được thương hiệu lại càng khó hơn. Với nhiệu vụ là đơn vị được giao trách nhiệm để theo dõi, quản lý thương hiệu của làng nghề, Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm (với Ban chấp hành đều là các nghệ nhân đã được Nhà nước công nhận) thì trách nhiệm đó là làm sao cho làng nghề giữ vững được thương hiệu và cùng với thương hiệu đi lên, xứng đáng với tên tuổi của làng nghề chạm bạc xuất khẩu truyền thống Đồng Xâm đã tồn tại gần 600 năm nay.         

                                   

Nghệ nhân  Nguyễn Văn Ngoan, Chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ chạm bạc Đồng Xâm bên một tác phẩm tâm đắc...    

                    

... và hướng dẫn các cô thợ trẻ của Làng nghề.

Với thu nhập ổn định, thu hút nhiều lao động tại chỗ và các xã lân cận, nghề Chạm bạc Đồng Xâm đang được những người tuổi trung niên ưa chuộng. Hiện nay, tại làng nghề Chạm bạc Đồng Xâm còn lưu giữ nhiều sản phẩm chạm trổ tinh hoa rất độc đáo của các bậc tiền bối trong nghề chạm bạc. Đây chính là những kỷ vật để mỗi khi nhìn vào đó, những người làm nghề chạm bạc sẽ có ý thức bảo tồn và phát huy những tinh hoa của nghề này, để xứng đáng với lô gô bảo hộ thương hiệu sản phẩm sẽ được trao trong thời gian tới. 

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...