Trong hành trình khám phá về lịch sử mảnh đất Thái Bình, du khách có thể thăm thú và khám phá những ngôi đình làng cổ xưa vẫn trường tồn giữa không gian đô thị đang thay đổi từng ngày. Tiêu biểu là ngôi đình làng Đông Cao, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải - Nơi nổi bật với cuộc biểu tình vào năm 1930 của nhân dân làng Đông Cao cùng các làng Nho Lâm, Thanh Giám, gây tiếng vang trong cả nước.
Đình làng Đông Cao thuộc xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải
Tọa lạc ngay vị trí đắc địa nhất của làng, đình làng Đông Cao từ xưa đến nay không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, là không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của đia phương, mà còn là chứng nhân của lịch sử, cùng trải qua biết bao thăng trầm biến cố của thời gian. Đình làng Đông Cao có từ thời vua Minh Mệnh, thế kỉ thứ XIX, thờ Tứ vị thánh mẫu quốc gia Nam Hải, cố Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, thờ Đức nguyên mộ Lương Đình Hổ.
Đình làng Đông Cao có bề dày văn hóa lịch sử
Trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, ngôi đình làng Đông Cao là nơi hoạt động cách mạng đồng thời cũng là nơi tiếng trống năm 1930 nổi lên, tập hợp nông dân tổ chức cuộc biểu tình ngày 14/10, đánh dốc một mốc son lịch sử của phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo ở huyện Tiền Hải.
Ông Ngô Duy Hùng, Trưởng Ban Quản lý đình làng Đông Cao, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải. “Ngày 14/10 do ông Ngô Duy Phớn chỉ huy triển khai tổ chức cho 3 làng Đông Cao, Nho Lâm, Thanh Giám đã tập trung đi biểu tình. Đình làng cũng được đoàn Đặc ủy chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến tặng cho làng lá cờ thêu dòng chữ “Làng Cách mạng”.
Giai đoạn 1931 – 1945, Chi bộ và các tổ chức quần chúng của Tây Tiến được củng cố, một số chủ trương của Đảng, của Mặt trận Việt Minh được bí mật phổ biến đến đảng viên và quần chúng. Ngày 22/8/1945, Chi bộ xã nhận lệnh khởi nghĩa, tổ chức mít tinh tại đình làng Đông Cao để cùng các địa phương kéo về trung tâm huyện giành chính quyền.
Đình làng Đông Cao có diện tích 6.900m2 ...
Bên trong đình, các cột mái làm bằng gỗ lim, được trạm trổ tinh vi và có sự tương ứng với nhau một cách hợp lý
Với diện tích 6.900m2, cộng với không gian kiến trúc rộng rãi, khuôn viên đình với những cây đa, cây đề hàng trăm năm tuổi đã tạo nên một vẻ yên bình và cổ kính. Đình làng có ba gian lợp bổi, mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong. Bên trong đình, các cột mái làm bằng gỗ lim, được trạm trổ tinh vi và có sự tương ứng với nhau một cách hợp lý.
Ông Ngô Duy Hùng, Trưởng Ban Quản lý đình làng Đông Cao, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải. “Đình làng có hai lễ hội lớn: Ngày mùng 1 tháng 10 là giỗ Thành hoàng làng và 26 tháng 10 là kỉ niệm xây dựng đình.”
Ghé thăm đình làng Đông Cao, du khách sẽ thấy được một hình ảnh rất khác, với không gian kiến trúc cổ kính và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nơi đây như một nốt trầm giữa vùng quê, giúp du khách hiểu hơn về văn hóa lịch sử và cảm nhận sâu sắc hơn về sự bình yên và thanh tịnh.
Thúy Quỳnh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...