Nhịp sống nông thôn

Thứ 2, 06/09/2021 | 00:00:00
2,943 lượt xem

Xã Thái Tân và xã Thái Học là những địa phương đi đầu tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong cao trào cách mạng 1944 - 1945 của huyện Thái Ninh cũ (nay là huyện Thái Thụy). Chính vì vậy, khi hai xã Thái Tân và Thái Học được sáp nhập thành xã Tân Học càng tô thắm hơn truyền thống cách mạng và mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

 Đình Nam di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử Đình Nam , trước đây gọi là Đình Nam Thần Đầu đã được xếp vào lịch sử di tích văn hóa cấp tỉnh, thuộc xã Thái Tân trước kia. Với người dân địa phương thì đây là căn cứ hoạt động cách mạng. Từ nhỏ, cụ Nguyễn Xuân Hồng, thôn Nghĩa Hồng, xã Tân Học và nhiều người dân đã được nghe kể và về lịch sử của địa phương: Ngay từ năm 1929, trong xã đã có tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Đến năm 1930, Chi bộ Đảng được thành lập. Sau khi được thành lập, Chi bộ đã tổ chức phong trào cách mạng, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh đòi một số quyền lợi về thuế, sửa chữa công trình thủy lợi bị hư hỏng tại địa phương. Giai đoạn từ năm 1932 đến năm 1939, mặc dù tình hình có nhiều biến động, nhiều đảng viên bị địch bắt tù đày nhưng phong trào cách mạng ở Thần Đầu vẫn có những hoạt động tích cực, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh giữ bãi biển Tân Bồi (1938 - 1939). Phong trào cách mạng tại Thần Đầu tiếp tục được duy trì đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công. 

Cụ Nguyễn Xuân Hồng ( 87 tuổi) - Xã Tân Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: 

“Lúc bấy giờ tất cả các xã theo điều hành của cán bộ Việt Minh, tại đây trở thành trụ sở của Việt Minh 3 tổng.”

Di tích lịch sử Đình Đông Thần Huống

Còn Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Đông ngày nay của xã Tân Học, hay còn gọi là Đình Đông Thần Huống thuộc xã Thái Học, trước đây được coi là cái nôi cách mạng của địa phương. Cụ Đinh Văn Tiệp, năm nay 68 tuổi Đảng cùng nhiều người dân rất tự hào về truyền thống của quê hương. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đình Đông  được biết đến không chỉ là làng kháng chiến kiểu mẫu của huyện Thái Ninh xưa mà còn của cả tỉnh Thái Bình. Ngoài ra, đình còn là khu căn cứ, nơi nuôi giấu và hoạt động của nhiều cán bộ cách mạng tỉnh, huyện. Hệ thống giao quanh đình có thông hào chằng chịt, nhà nối nhà, xóm nối xóm, ra vào làng có 40 cổng xóm và 4 cổng chính. Nhà nào cũng đào hầm bí mật phục vụ bộ đội, du kích chiến đấu.

Cụ Đinh Văn Tiệp - Xã Tân Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: 

“1945 đây là nơi thành lập chi bộ đầu tiên và cán bộ đều sống tại đây để chỉ đạo nhân dân đứng dậy chống giặc ngoại xâm. Mọi người đều tham gia tích cực không ai là người phản đối. Cả các em thiếu niên được vận động đồng tình suốt ngày đêm đi quanh làng xóm đánh trống, kêu gọi nhân dân đứng dậy chống giặc ngoại xâm.”

Địa danh lịch sử được tôn tạo bằng nguồn xã hội hóa 

Giữ gìn truyền thống cách mạng của địa phương, hiện nay các đình tại xã Tân Học, huyện Thái Thụy đã được chính quyền địa phương, cùng nhân dân địa phương, con em xa quê tôn tạo nâng cấp khang trang hơn trước. Các đình luôn mang nét tâm linh là linh hồn văn hóa, lưu giữ truyền thống cách mạng để con em tiếp tục phấn đấu góp công, góp sức xây dựng quê hương.

Ông Đỗ Đình Thơm - Thôn Nghĩa Hồng, xã Tân Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình:

“Để tưởng nhớ công lao các thế hệ đi trước thì trong xây dựng nông thôn mới Ban khánh tiết Đình Nam đã gìn giữ, tôn tạo để giữ gìn di tích lịch sử cho muôn đời sau.”

Trên vùng quê cách mạng Tân Học ngày nay, người dân sống giữa chế độ thời thực dân Pháp đô hộ đến nay, họ đã nhận thấy rõ sự khác biệt về cuộc sống mà độc lập hòa bình mang lại.

Cụ Đinh Văn Tiệp - Xã Tân Học, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình:
“Quê hương từ ngày được giải phóng thì nhân dân đều đồng tình đi theo đường lối cách mạng của Đảng, lãnh đạo của Đảng bộ và chi bộ nông thôn để xây dựng nông thôn ngày một vững mạnh. Nhất là tăng gia sản xuất.”


Đổi mới khang trang tại quê hương Tân Học hiện nay

Bùi Minh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...