Khi vừa tròn 18 tuổi, Nguyễn Thị Mận - người con gái của làng quê Vũ Vân, huyện Vũ Thư, Thái Bình được giao trọng trách làm đội trưởng đội thủy lợi Quang Trung, gánh gồng trên khắp các công trường đê sông. Nhờ những công hiến lớn lao, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước tại Hà Nội và vinh dự 2 lần được gặp Bác Hồ. Nhiều người nể phục, yêu quý gọi Nguyễn Thị Mận là “Anh hùng vác đất”.
Anh hùng lao động Nguyễn Thị Mận
Trên triền đê xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư 60 năm về trước, người con gái Nguyễn Thị Mận khi đó ở tuổi 15, với vóc dáng nhỏ bé mảnh mai, theo tiếng gọi của phong trào “Thanh niên 3 sẵn sàng” đã xung phong tham gia dân công vào Đội thủy lợi Quang Trung của xã, góp sức xây dựng hậu phương vững mạnh để phục vụ nơi tuyến đầu đánh Mỹ.
Anh hùng lao động Nguyễn Thị Mận: Ngày ấy tôi nặng chưa đầy 40kg. Thế nhưng vì tình yêu Tổ Quốc mà tôi bỗng có thêm sức mạnh phi thường. Tôi lăn lộn đào đất, gánh gồng trên khắp các công trường đê sông Hồng, sông Trà Lý. Nhiều đêm, tham gia trồng bèo hoa dâu để cải tạo đất ruộng... |
Những vết sưng tấy, lở loét do gánh gồng đất quá nhiều, không làm giảm ý chí của Nguyễn Thị Mận. Anh hùng lao động Nguyễn Thị Mận nhớ lại: “Tôi vẫn nhớ sau mỗi ngày tôi đi gánh đất, trên vai tôi đau nhức tấy đỏ. Nhưng không vì thế mà tôi nhụt chí. Tôi lại tìm cách sáng chế ra các công cụ cải tiến để hỗ trợ mình cũng như hỗ trợ mọi người”.
Tấm ảnh các đại biểu dự Đại hội thi đua toàn quốc (trong đó có Anh hùng lao động Nguyễn Thị Mận) chụp với Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch được treo trang trọng tại gia đình
Trong ký ức của bà Nguyễn Thị Mận, sâu đậm nhất vẫn là những ngày được ra Hà Nội dự Đại hội thi đua toàn quốc và vinh dự sang Phủ Chủ tịch gặp Bác Hồ 2 lần. 53 năm đã qua đi nhưng Bà vẫn còn nhớ như in từng câu nói, từng cử chỉ trìu mến và ấm áp của Bác. Bà xúc động hồi tưởng lại ngày ấy: “Hôm ấy, có 1 vị lãnh đạo nói sẽ đưa chúng tôi đến gặp 1 vị quan chức đặc biệt. Đến nơi tôi mới biết đó là Bác Hồ. Xúc động vô cùng, tôi cứ vậy rớm nước mắt. Hôm ấy, Bác đã dạy chúng tôi phải cố gắng, học và học mãi, bất cứ khi nào cũng không được chủ quan, tự kiêu, tự mãn.”
Anh hùng lao động Nguyễn Thị Mận và những tấm Huân, Huy chương được trao tặng trong phong trào lao động sản xuất miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Chiến tranh đi qua, khi về với thời bình, bà càng tự nhủ phải quyết tâm học tập, cống hiến công sức, trí tuệ của mình xây dựng quê hương như lời Bác căn dặn.
Ông Bùi Đình Bằng, Chủ tịch xã Vũ Vân huyện Vũ Thư: Trong phong trào xây dựng Nông thôn mới, đồng chí Nguyễn Thị Mận cũng không ngừng góp công sức và tiền của để cùng với địa phương xây dựng quê hương. |
Bà Mận bên con đường nông thôn mới của quê hương
Trong suốt quãng đời mình, Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Mận luôn nỗ lực cống hiến, góp phần tích cực vào sự phát triển và xây dựng quê hương Thái Bình, là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để các thế hệ ngày nay noi theo.
Ngọc Anh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...