Những ngày này, cả nước đang cùng nhau quyết tâm trên một mặt trận chống giặc Covid, thế nhưng cách đây 50, 60 năm còn có một không khí cách mạng sục sôi hơn thế trong những ngày ra quân của thế hệ thanh niên cách mạng khi xưa. Hãy cùng trở lại với không khí ngày đó qua những câu chuyện về ngày ra quân và những bức quyết tâm thư.
Bức quyết tâm thư viết bằng máu của đồng chí Phạm Viết Cường hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Thái Bình
Không khí hào hùng của những ngày ra quân cách đây hơn 50 vẫn còn in đậm trong tâm trí của người chiến sĩ xưa, nay tuổi đã xế chiều, ông Vũ Hồng Thái, Chủ tịch Hội Trường Sơn tỉnh Thái Bình. Ngày ấy, ông cũng như lứa thanh niên khi đó, ai ai cũng hừng hực khí thế xung phong để được ra chiến trường giết giặc.
Ông Thái chia sẻ: “Có nhà thơ đã viết: Đi chiến đấu là nguồn vui bất tận; Là mặt trời tỏa nắng nhuộm đời xuân. Cho nên lớp thanh niên lúc đó ai chưa được lên đường nhập ngũ tòng quân thì vẫn còn thấy áy náy.”Những người thanh niên xuống đường cổ động tòng quân cứu nước - Tư liệu Bảo tàng Thái Bình
Không khí ra quân ngày ấy chỉ những ai được sống trong thời đại cách mạng đó mới có thể cảm nhận. Được ra trận là một vinh dự để được góp sức mình giết giặc cứu nước, để được hòa chung không khí cách mạng sôi sục của cả dân tộc. Chính vì thế mà để được ra trận thì đó là những câu chuyện rất vui, những hồi ức đáng nhớ với mỗi thanh niên thời bấy giờ.
Ông Vũ Hồng Thái, chủ tịch Hội Trường Sơn tỉnh Thái Bình: Có những anh biết mình không đủ cân thì nhờ người khác cân hộ, cũng có anh biết mình thiếu chiều cao thì nhờ anh em khác thay mình. Cho nên lúc đó không khí “3 sẵn sàng” lên đường giệt Mỹ cứu nước thực sự là sôi sục trong lòng của mỗi người thanh niên và mỗi gia đình. Ngày ra quân, hai bên đường bà con cứ vẫy tay gọi theo: "Chân cứng đá mềm nhé! Mang chiến thắng về nhé!" Rất là vui. |
Ngày ra trận còn có cả những bức quyết tâm thư được để lại. Những nét bút rắn rỏi ngập tràn tinh thần yêu nước diệt giặc của những người thanh niên chỉ mới 17, đôi mươi khi ấy. Họ đem dòng máu nóng ngập tràn tinh thần quật khởi ra nơi chiến trường, và cũng dòng máu ấy họ còn để lại những bức “Huyết tâm thư” trước ngày ra trận.
Những người lính lên đường ra trận - Tư liệu Bảo tàng Thái Bình
Ông Vũ Hồng Thái, chủ tịch Hội Trường Sơn tỉnh Thái Bình: Thông thường là người ta cắn ngón tay của mình. Cắn cho chảy máu ra và viết. Có những lá thư viết nét đậm, nét mờ, những nét to tức là viết bằng máu đấy. |
Và những người thanh niên ấy đã ra đi với tâm thế sẵn sàng hy sinh vì một ngày thống nhất, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Lô Linh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...