Mai một nghề làm chiếu cói truyền thống

Thứ 6, 25/10/2019 | 20:10:47
3,618 lượt xem

Nghề truyền thống chiếu cói của Thái Bình đã có hàng trăm năm tuổi. Gắn bó và đã mang lại cho những người dân làng nghề một cuộc sống sung túc, vơi bớt vất vả gian nan. Tuy nhiên trước sự phát triển của nền công nghiệp và quá trình đô thị hóa, nghề truyền thống chiếu cói đã dần mai một theo thời gian.

Với những người dân thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ thì nghề trồng cói, dệt chiếu truyền thống trải qua bao thăng trầm, bao biến động, nhưng nghề truyền thống vẫn luôn trong tiềm thức của mỗi người dân làng nghề. 

Ông Nguyễn Văn Thân - chủ cơ sở chiếu cói xã An Vũ, huyện Vũ Quỳnh Phụ:Hồn cốt là từ thời các cụ, các ông để lại cho chúng tôi nên bây giờ nghề này có truyền thống...



Gắn bó với nghề dệt chiếu cói truyền thống của cha ông từ năm 15 tuổi, đến nay bà Phạm Thị Mai, thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, đã gần 50 tuổi, trong tiềm thức của bà Mai vẫn không quên làng nghề truyền thống của quê hương. 

Bà Phạm Thị Mai, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ:Chúng tôi ở đây làm nghề truyền thống của quê hương tôi từ trước đến giờ rồi, từ bao nhiêu đời nay, mặc dù nghề truyền thống đã mai một rồi nhưng chúng tôi vẫn cố gắng duy trì nghề này để lại hồn cốt của quê hương, để nâng cao thu nhập đời sống nữa...



Nếu như trước đây, ở nhiều làng nghề truyền thống dệt chiếu cói trên địa bàn tỉnh, chiếm tới 90 - 95% số hộ tham gia nghề truyền thống chiếu cói, thì hiện nay số lượng thu hẹp lại chỉ còn vài chục hộ gia đình. Số cơ sở sản xuất chiếu cói truyền thống cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. 

Ông Vũ Văn Thiệc - chủ cơ sở dệt chiếu in hoa xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ:Thị trường phát triển nên nghề chiếu cói cũng không được mạnh lắm, bị các công ty, các cơ sở ra nhiều nên cơ sở của tôi cũng gặp khó khăn...


Lý do là phần lớn lao động đi làm tại các công ty, doanh nghiệp, mức thu nhập cao hơn, thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ, áp lực về vệ sinh môi trường, sự cạnh tranh thị trường, cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, khi đời sống nâng cao nhu cầu sử dụng ga, đệm, chiếu trúc càng nhiều. Chiếu ni lông giá cả rẻ, đa dạng về mẫu mã, chủng loại về tận các chợ ở địa phương phục vụ người dân. Hiện nay chỉ còn một số cơ sở sản xuất, những người tâm huyết muốn "giữ lửa" làng nghề truyền thống, chuyển đổi phương thức làm chiếu theo hướng công nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ cơ sở chiếu cói Xuân Hòa, xã An Vũ, Quỳnh Phụ: Nếu nghề truyền thống của chúng tôi bị mai một đi thì chúng tôi nghĩ nó tiếc lắm, thế nên bây giờ chúng tôi muốn duy trì làng nghề của mình, dù khó khăn chúng tôi vẫn giữ được cái nghề cho mọi người để người ta làm, để có thu nhập...



Một thực tế là trên địa bàn tỉnh đã có hơn 100 làng nghề đã bị UBND tỉnh ra quyết định thu hồi bằng công nhận làng nghề, trong đó có nghề truyền thống chiếu cói, cũng chính bởi lý do không đảm bảo các tiêu chí quy định của làng nghề, nhất là tiêu chí làng nghề trong xây dựng nông thôn mới... Thực trạng này đang đặt ra những thách thức không chỉ cho nghề truyền thống chiếu cói mà còn cảnh báo cho nhiều làng nghề khác, trước yêu cầu đảm bảo đủ các tiêu chí, quy định của làng nghề trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phương Duyên

  • Từ khóa
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương

Nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, sáng 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...