Làng Hú – Địa chỉ đỏ cách mạng

Thứ 7, 17/08/2019 | 09:38:51
3,216 lượt xem

Làng Hú, thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà. Suốt chiều dài lịch sử của mình, làng Hú là địa chỉ đỏ cách mạng, là nơi ghi dấu lá cờ đỏ tung bay trên ngọn cây gạo, đã thôi thúc nhân dân trong vùng cùng đứng lên giành chính quyền, đóng góp thành công vào của cách mạng tháng 8. Trong lịch sử Đảng bộ Thái Bình không thể thiếu trang sử vẻ vang: Làng Hú – địa chỉ đỏ cách mạng.

Những ngày tháng 8 lịch sử, chúng tôi có dịp về thăm làng Hú - địa chỉ đỏ cách mạng. Từ con đường dẫn vào làng Hú chúng tôi dừng chân tại Đình làng Hú, theo như người dân ở đây giới thiệu thì Đình làng có vai trò rất quan trọng trong suốt thời kỳ kháng chiến cách mạng tại làng Hú.

Ngay trên cổng đình có ghi 4 chữ “Thạch bi quốc sử” có nghĩa là đình làng Hú được Nhà nước ghi nhận là Lịch sử quốc gia, được ghi trong bia đá. Làng Hú sau công nguyên đầu thế kỷ thứ I năm 40-43 đã có 4 người con trong làng dựng cờ, chiêu 7 vạn tân binh từ trên phủ Khoái Châu tới dưới phủ Tân Hưng đánh nhau với quân Tô Định trên 20 trận đều đánh thắng. Được Hai Bà Trưng đã phong đẳng cấp, ban phát vàng bạc, châu báu, đất đai, lập hành cung tôn thờ tứ vị Đại Vương. Đến thời các vua Trần đã phong cho làng 4 chữ "Vạn cổ phúc thần". 

Ông Nguyễn Văn Tựa - thôn Hú, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà: Làng Hú có phong trào cách mạng từ trước rồi, trước khi cướp chính quyền là phong trào cách mạng đã có rồi, các tổ chức quần chúng được thành lập từ những năm 40-43 hội thanh niên, hội phụ nữ, lão ông, lão bà… Cho nên khi chúng nó biết làng kháng chiến thì chúng về triệt phá làng kháng chiến như Làng Hú.

Tại vùng đất này, thời kỳ cách mạng 1930 -1945, làng Hú đã sớm có người, tổ chức hoạt động cách mạng ở Hưng Nhân (nay là Hưng Hà), người đầu tiên là ông Nguyễn Xuân Kiểm, do ông Tú Chất – người Hưng Yên, tuyên truyền, giác ngộ cách mạng.

Ông Nguyễn Văn Tựa - thôn Hú, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà: Người tham gia cách mạng là ông Nguyễn Xuân Kiểm, thứ 2 là ông Bẩy. Sau khi ông Tú Chất- Người Hưng Yên sang gặp ông Kiểm, ông Bẩy thành lập phong trào đấu tranh cách mạng. Ngày 15/8/1932 thành lập Hội đồng lợi có 12 tham gia họp tuyên thệ bảo vệ cách mạng, đấu tranh giành chính quyền

Những năm 1936 - 1940 ở Thái Bình thực dân Pháp tăng cường đàn áp quyết liệt phong trào cách mạng, truy lùng săn bắt người hoạt động cách mạng, các đồng chí: Hoàng Quốc Việt, Ngô Duy Đông, Già Đồi, Trần Độ… là cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giả trang làm tự chùa, thường xuyên đi lại, làm việc tại đình, chùa làng Hú. Nơi đây đã đào hầm bí mật từ đình sang chùa, từ đình ra ngoài và từ ngoài vào trong chùa bảo đảm hoạt động an toàn.

Ông Nguyễn Văn Tựa - xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà: Đình làng Hú là nơi tụ tập, hội họp nhiều nhất trong vùng, và cũng là điểm phong trào cách mạng. Ở huyện người ta hay về đây hội họp bàn công việc trong toàn huyện. Đình Hú đã nhiều lần họp hành bàn công việc kháng chiến.

Năm 1941, thực hiện Nghị quyết của TƯ Đảng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, làng Hú được Đảng bộ tỉnh Thái Bình chọn là một trong những địa điểm quan trọng treo cờ phát động cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đến toàn dân. Lá cờ cách mạng tung bay trên ngọn cây gạo. 

Chặng đường cách mạng 1939 - 1945, trong gian khổ, ác liệt, giữa cái sống và cái chết liền kề, dân làng Hú vẫn lập nhiều kỳ tích, được Đảng, Nhà nước tặng bằng có công với nước, lịch sử Đảng bộ tỉnh ghi trang sử vẻ vang: "Làng Hú - địa chỉ đỏ cách mạng"; người dân Hưng Nhân được ghi nhận là “Cội nguồn của cách mạng Hưng Nhân”,  là “Từ ánh cờ sao làng Hú tung bay”.

Cũng chính từ cái nôi cách mạng này, những năm 1945 - 1975, người dân làng Hú lại rào làng kháng chiến, lập ấp phá tề, kiên cường không theo giặc, quyết tâm nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, bộ đội đóng quân ngay trong làng đồng thời là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến đánh Mỹ .

Người dân làng Hú hôm nay, luôn tự hào về quê hương, một làng nhỏ mà có 99 gia đình rào làng kháng chiến, gần 99% lượt người trẻ tuổi ra chiến trường, 22 người đã anh dũng hy sinh, 3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 10 lão thành cách mạng, 228 người được tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến, 45 bằng Tổ quốc ghi công. Ghi nhận đóng góp to lớn của nhân dân làng Hú, năm 1983, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tặng Bằng có công với nước, với tập thể nhân dân nơi đây. 

Năm 1999, quần thể di tích Đình – Chùa Làng Hú được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Cấp Quốc Gia.

Ông Nguyễn Văn Phóng - Trưởng thôn Hú, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà: Chính quyền cơ sở luôn giữ gìn Đình làng Hú, nơi thờ tứ vị Đại Vương của làng. Nhân dân cũng muốn xây dựng, tu bổ đình làng cho khang trang và gìn giữ Lễ hội truyền thống của đình làng Hú.








Ông Phạm Văn Thoán - Người cháu của lão thành cách mạng Phạm Văn Nhĩ, thôn Hú, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà: Chúng tôi là con cháu các cụ, lão thành cách mạng, luôn muốn gìn giữ phát huy truyền thống cách mạng tại quê hương và luôn phấn đấu xây dựng kinh tế, quê hương ngày càng giàu đẹp.






Phát huy truyền thống của quê hương, người làng Hú hôm nay đã và đang phấn đấu phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Không chỉ giữ gìn nét văn hóa riêng biệt tại xóm làng quê hương và họ còn nhắc nhở con cháu sau này phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của cha ông, của vùng quê cách mạng làng Hú.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...