Cách đây 60 năm, thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy Trung ương đã chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt”- Đoàn 559 có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Đường Trường Sơn - Con đường huyền thoại của sức mạnh ý chí và niềm tin quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc. Để có được con đường với chiều dài gần gần 20 ngàn km, đã có bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, biết bao người đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân.Trong đó, có hàng vạn người con của quê hương Thái Bình.
Chiến tranh kết thúc, nhưng hàng ngàn người đã vĩnh viễn không trở về, hàng ngàn người còn mang trên mình những vết thương chiến tranh, di chứng chất độc da cam. Nhưng cũng ngần ấy thời gian, vượt qua muôn vàn khó khăn, vượt qua thương tật, Hội truyền thống Trường Sơn tỉnh Thái Bình với trên 16 ngàn 3 trăm hội viên vẫn luôn sát cánh bên nhau, phát huy truyền thống “Trường Sơn anh hùng - Nghĩa tình đồng đội” .
Trong 16 năm hòng ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, giặc Mỹ đã thực hiện 733.000 trận oanh kích bằng đủ loại máy bay, trút xuống Trường Sơn hơn 4 triệu tấn bom đạn các loại - bằng tổng số bom đạn sử dụng trong chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và chiếm 50% tổng số bom đạn mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
16 năm chiến đấu anh dũng làm nhiệm vụ chi viện chiến lược trên tuyến đường mang tên Bác, Bộ đội công binh Trường Sơn đã làm nên một hệ thống giao thông vĩ đại gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang với hơn 17.000 km đường xe cơ giới; Lực lượng vận tải Trường Sơn với 2 Sư đoàn ô tô cơ động, vận chuyển hơn 1 triệu tấn vũ khí, đạn dược,… chi viện cho các hướng chiến trường.
Từ 1973 đến đầu 1975 đã chở bằng cơ giới 40 vạn quân và tổ chức hành quân cho 25 đoàn binh khí kỹ thuật vào chiến trường, cơ động bằng xe cơ giới 10 lượt Sư đoàn quân chủ lực tham gia chiến dịch; Lực lượng bộ binh Trường Sơn đã tiêu diệt và bắt sống 17.740 tên địch, giải phóng một vùng giải phóng rộng lớn ở Nam Lào, bảo vệ vững chắc hành lang tuyến chi viện; Lực lượng phòng không Trường Sơn gồm 1 Sư đoàn và 9 Trung đoàn cùng các đơn vị khác của Trường Sơn đã bắn rơi tại chỗ 2.455 máy bay các loại, bảo vệ thắng lợi lực lượng vận tải chi viện cho các hướng chiến trường; Lực lượng giao liên Trường Sơn mở 3.000 km đường giao liên, tổ chức cho hơn 2 triệu lượt người vào ra chiến trường an toàn; Các lực lượng thông tin Trường Sơn; Bộ đội xăng dầu Trường Sơn đã làm nên những kỳ tích vĩ đại về sức mạnh của con người, góp phần tạo nên sức mạnh và hiệu quả của công tác chi viện chiến lược cho cách mạng của 3 nước Đông Dương.
Ông Vũ Hồng Thái, Chủ tịch Hội Bộ đội Trường Sơn: Những đóng góp của Thái Bình trong việc tham gia xây dựng và chiến đấu tại Đường Trường Sơn huyền thoại là vô cùng to lớn, góp phần cùng quân và nhân dân cả nước giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Thái Bình có hơn 3 vạn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia xây dựng và chiến đấu tại tuyến đường Trường Sơn, đã có 15 ngàn liệt sỹ hy sinh .
Khi về với đời thường, những người lính Trường Sơn ngày ấy vẫn phát huy truyền thống Trường Sơn huyền thoại, Trường Sơn anh hùng. Có đủ các lực lượng công binh, hậu cần, lái xe, nên khi các đồng chi về Thái Bình cũng đã có rất nhiều mô hình phát triển kinh tế, tham gia cán bộ thôn làng được nhân dân tín nhiệm. Phát huy truyền thống anh hùng, làm tốt công tác nghĩa tình tích cực xây dựng quê hương.
Bà Đỗ Thị Điền, Cựu chiến sỹ binh đoàn Trường Sơn: Nhớ lại thời gian đi vào Trường Sơn, làm nhiệm vụ xây dựng nhà ở cho bộ đội. Có hôm bị lạc rừng, đi từ 7h sáng đến 10h đêm mới tìm được về đơn vị. Về cởi áo ra, vắt cắn đỏ hết cả người. Nó cứ cắn no rồi tự rơi ra. Rồi mùa mưa, đường trơn, nước suối đục, với phụ nữ muôn vàn khó khăn, nhưng vẫn vui, vẫn cùng nhau vượt qua hết.
Bà Phạm Thị Mỵ - Phường Đề Thám, thành phố Thái Bình: Năm 16 tuổi xung phong đi bộ đội, lúc ấy không sợ, xem cái chết nó nhẹ lắm, chỉ muốn háo hức là được đi, được cống hiến. Cuộc sống rất gian khổ, nhưng gắng hết sức để vượt qua. Sau 4 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một chiến sỹ công binh, cũng được chiến sỹ thi đua, chiến sỹ quyết thắng.
Từ trong bom đạn chiến tranh khốc liệt, cô bộ đội Phạm Thị Mỵ đã gặp được người lính lái xe Trường Sơn cùng quê Nguyễn Hữu Bản. Nhưng lúc ấy, sự sống và cái chết mong manh lắm, họ không dám nghĩ chuyện yêu đương, không một lời hẹn ước. Khi đất nước hòa bình, thống nhất, năm 1981, họ mới gặp lại nhau tại quê nhà. Tình yêu của cô bộ đội công binh và người lính lái xe Trường Sơn từng vào sinh ra tử, phẩm chất người lính Trường Sơn gan góc, kiên cường đã giúp họ cùng nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống, của thương trường khốc liệt chẳng khác gì chiến trường để tạo dựng nên một thương hiệu cho riêng mình. Ông Nguyễn Hữu Bản, Giám đốc Công ty TNHH Tuấn Dũng chia sẻ, để có một công ty thành công như ngày hôm nay, vợ chồng ông luôn đặt chữ tín lên hàng đầu: Bước vào thương trường, cuộc chiến rất khốc liệt, có cả sự cạnh tranh và sự tranh chấp. Nhưng vì giữ được nền tảng từ chữ tín và lòng tin của khách hàng đến đối tác nên mới có sự thành công. Công ty hiện có đại lý phân phối các hãng dầu ăn lớn, hoạt động trên toàn tỉnh Thái Bình.
Cũng là một người lính lái xe Trường Sơn, bị thương trong một đợt máy bay Mỹ ném bom Napan. Những thứ vũ khí hủy diệt ấy không thể hủy diệt được ý chí sắt đá của người lính lái xe Phạm Ngọc Sơn. Sau khi bị cháy bom, bị một mảnh đạn nữa găm trúng đầu, ông buộc phải nằm viện điều dưỡng. Nhưng khi sức khỏe hồi phục, ông vẫn tiếp tục xin ở lại phục vụ chiến trường đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Trở về địa phương, khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, ông lại viết đơn tình nguyện tái ngũ. Lại một lần nữa, lái xe, kéo pháo trên những cung đường biên giới phía Bắc ác liệt, thế nhưng người lính nhỏ bé ấy lại kiên cường vượt qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết của bom đạn chiến tranh để trở về.
Năm 1996, xí nghiệp vận tải 27/7 ra đời chính là kết quả của tinh thần đồng đội của những người lính lái xe Trường Sơn. Với chuyên môn và bản lĩnh nghề nghiệp, họ đã cùng nhau hùm vốn mua xe, tạo việc làm cho con em của chính những đồng đội từng là lính lái xe Trường Sơn.
Trong những người lính của binh đoàn Trường Sơn năm ấy, có một người lính từng là cán bộ của Bộ ngoại thương, được tăng cường cho chiến trường ác liệt năm 1970. Ông Đào Trọng Tài, với chuyên môn đã được đào tạo, ông được phân công làm nhiệm vụ đặc biệt, thu mua nhu yếu phẩm phục vụ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Và chính những năm lặn lội khắp các bản làng, sang cả đất bạn để thu mua hàng hóa phục vụ bộ đội trong mưa bom, bão đạn ấy đã giúp ông tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm thương trường để trở thành một doanh nhân thành đạt như ngày hôm nay.
CCB Đào Trọng Tài: Về đời thường cũng như công việc, tôi luôn phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, giữ vững bản chất người đảng viên được kết nạp trong quân đội. Lúc nào mình cũng phải là người tiên phong, làm sao để mang đến sản phẩm tốt nhất cho mọi nhà, để mọi người tin tưởng, làm sao để đóng góp được nhiều cho xã hội.
" Làm sao để đóng góp nhiều cho xã hội, cho sự phát triển đi lên của quê hương đất nước" - luôn là phương châm hành động của những người lính Trường Sơn ngày ấy. Với truyền thống “Trường Sơn anh hùng - Nghĩa tình đồng đội” những năm qua, Hội Trường Sơn tỉnh Thái Bình đã trao hàng ngàn suất trợ cấp cho các hội viên khó khăn, xây dựng được 45 nhà tình nghĩa cho hội viên. Nhiều cá nhân tiêu biểu tự nguyện giúp đỡ đồng đội làm nhà, tặng sổ tiết kiệm, tặng con giống, cho vay không lãi, thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc đồng đội ốm đau. Đóng góp công sức, tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
Trong chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, họ đã can trường, vượt qua mưa bom, bão đạn kẻ thù, cống hiến trọn tuổi thanh xuân chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Trở về với gia đình, quê hương, một lần nữa những phẩm chất của người lính năm xưa vẫn luôn ngời sáng trong đời thường, góp phần xây dựng quê hương giầu đep. Họ là những tấm gương cho ý chí, sức mạnh và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam./.
Phạm Hương
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...