Vinh dự lớn nhất của chúng tôi là có hai anh em ruột cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 65 năm – Đó là khẳng định của CCB Phạm Ngọc Thát, xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải. Với người cựu chiến binh đã gần 90 tuổi, ký ức về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ vẫn in sâu vào trong tâm trí, để rồi mỗi lần nhắc lại ông vẫn không giấu nổi sự xúc động, tự hào.
Cùng ôn lại 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt cách đây 65 năm, CCB Phạm Ngọc Thát và người em trai của mình CCB Phạm Ngọc Xuyền vẫn nhớ như in những trận đánh ác liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1952, ông Thát xung phong vào bộ đội, chiến đấu ở Trung đoàn 141, Sư đoàn 312. Hai năm sau, ông Phạm Ngọc Xuyền cũng vào quân ngũ. Có một điều đặc biệt mà sau này, khi gặp lại nhau, hai anh em ông Thát mới biết mình cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đầu năm 1954, đơn vị của ông Thát được giao nhiệm vụ kéo pháo vào trận địa. Những khẩu hiệu “Còn người, còn pháo”, “Thà chết cũng không rời pháo” đã trở thành quyết tâm sắt đá của bộ đội lúc bấy giờ.
Ông Thát kể lại: Những sợi dây dùng để kéo pháo đều là những sợi dây tời to bằng cổ tay. Nghe khẩu lệnh của người chỉ huy, tất cả gồng sức kéo, bánh pháo nhích đến đâu, chèn ngay thanh gỗ đến đó. Khi pháo được kéo vào đến nơi, đơn vị lại nhận được lệnh phải kéo pháo ra. Kéo pháo vào đã vất vả, kéo pháo ra còn gian khổ, hiểm nguy gấp bội, bởi lúc này địch đã phát hiện ra đường hành quân của ta. Lúc này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có quyết định táo bạo và đúng đắn là chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Ðây là chiến lược đúng đắn, đầy sáng suốt góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ.
Không chỉ kéo pháo, Cựu chiến binh Phạm Ngọc Thát còn tham gia cả 3 đợt của chiến dịch Điện Biên Phủ, tham gia đào giao thông hào và đánh chiếm các cứ điểm như Him Lam, Độc Lập, sân bay Mường Thanh. "Cái khó của ta khi đánh sân bay Mường Thanh là quân địch lợi dụng chỗ đó là đồng bằng bằng phẳng. Địch chiếm giao thông hào, ta chiếm lại, hai bên chỉ cách nhau có 10-15 mét thôi" – ông Thát cho biết thêm.
Còn Cựu chiến binh Phạm Ngọc Xuyền chiến đấu ở Cục Vận tải thuộc Tổng cục Hậu cần. Nhiệm vụ chính là vận chuyển và tiếp tế đạn, vũ khí vào chiến trường. Trên đường vận chuyển đạn vào chiến trường Điện Biên, đơn vị của ông cũng gặp nhiều gian khổ như phải đối mặt với những con đường gập ghềnh, bom chặn do địch đánh phá.
Ông Xuyền nhớ lại: nhiệm vụ của mình tuy vất vả nhưng vẫn không sánh được với công sức của các dân công hỏa tuyến đóng góp cho chiến dịch.
65 năm đã trôi qua, những ký ức hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn đọng lại mãi trong tâm trí của hai anh em CCB Phạm Ngọc Thát và Phạm Ngọc Xuyền. Hai ông chia sẻ, đó là vinh dự của gia đình và luôn tự hào vì đã đóng góp sức mình làm nên chiến thắng có ý nghĩa bước ngoặt với lịch sử dân tộc.
Ninh Thanh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...