Chèo là loại hình sân khấu độc đáo của dân tộc, tuy nhiên làm thế nào để gìn giữ và phát huy những nét đẹp của nghệ thuật chèo trong giới trẻ hiện nay lại là bài toán khó. Để tìm lời giải cho bài toán này, Trường THCS Phong Phú Châu đã triển khai dự án "gìn giữ nghệ thuật chèo trong học đường " với mục đích xây dựng một nếp sống đẹp và hình thành ý thức giữ gìn những tinh hoa của nghệ thuật dân tộc ngay từ khi các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.
Dự án " Giữ gìn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống trong học đường" được triển khai từ năm 2014 đến năm 2015, tập trung tìm hiểu về thái độ ứng xử của lứa tuổi học sinh với nghệ thuật chèo và xây dựng câu lạc bộ tại các lớp học. Chỉ trong thời gian ngắn, 15 CLB chèo đã được hình thành với hơn 150 học sinh. Là người tham gia vào dự án ngay từ khi thành lập, em Nguyễn Thị Xuân cùng các bạn trong lớp không chỉ tham gia nhiệt tình mà còn coi đây là một sân chơi bổ ích cho tất cả các học sinh.
Em Nguyễn Thị Xuân - Lớp 8B Trường THCS Phong Phú Châu: "Những lúc rảnh chúng em thường tụ tập cùng hát cho nhau nghe, bạn nào hát chưa đúng thì có thể chỉnh cho nhau. Tình yêu chèo thì tăng lên, trong đạo đức và phong cách sống của các bạn cũng được cải thiện tốt hơn, không còn bạn nhuộm đầu xanh đầu đỏ và ăn mặc cũn cỡn. Các bạn rất say mê luyện tập ".
Để dự án đi vào thực tiễn, Trường THCS Phong Phú Châu đã mời những “cây đa, cây đề” trong giới chèo làng Khuốc trực tiếp giảng dạy cho những đối tượng tham gia nghiên cứu. Các em học sinh không chỉ được tìm hiểu về lịch sử cũng như những cái hay, cái đẹp trong các làn điệu chèo mà còn được nghệ nhân Cao Thị Bấc hướng dẫn từng câu hát, điệu múa sao cho thật duyên dáng, mềm mại. Từ đó có thể phát hiện ra những tài năng nghệ thuật và định hướng phát triển cho các em.
Nghệ Nhân Cao Thị Bấc - Xã Phong Châu, huyện Đông Hưng : "Tôi thấy là các cháu rất hamhọc, rất nhiệt tình, bản thân tôi rất phấn khởi. Tôi muốn là sức khỏe còn bao nhiêu, kinh nghiệm có như thế nào sẽ truyền tải hết cho các cháu trong và ngoài xã ".
Với 15 CLB ban đầu của các lớp, đến nay, nhà trường đã tập hợp lại và chia thành 4 CLB gồm hát , múa và nhạc cụ dân tộc. Tại mỗi câu lạc bộ đều có trên 20 học sinh tham gia. Mỗi tháng 1 lần, các em được học hát và diễn những làn điệu chèo từ truyền thống đến hiện đại với sự trợ giúp của các nghệ nhân. Hoạt động này giúp các em học sinh có sự tiến bộ rõ rệt trong việc thay đổi hành vi, lối sống và góp phần xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Cô Đào Thị Loan - Giáo viên Trường THCS Phong Phú Châu: "Chèo nó hướng con người ta đến cái đẹp, khi các em đến với chèo các em bị cuốn hút bởi những cái hay cái đẹp của chèo các em say mê chèo và thay đổi cách sống của mình, ăn mặc cũng chỉn chu hơn, cách cư xử với ban bè cha mẹ cũng chan hòa và có đầu có cuối hơn" .
Ðến nay, tỷ lệ học sinh của trường biết các làn điệu chèo đạt khoảng 80%. Mặc dù còn gặp những khó khăn về nhân lực và cơ sở vật chất nhưng Trường THCS Phong Phú Châu quyết tâm duy trì và nhân rộng các CLB chèo trong trường học, để nghệ thuật chèo được bảo tồn bởi lớp người kế cận và mãi mãi tỏa sáng trên quê hương Thái Bình.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...