Người tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp

Thứ 4, 02/11/2016 | 15:38:53
1,315 lượt xem

Tận dụng nguồn rơm rạ dư thừa sau thu hoạch lúa, gia đình chị Phạm Thị Dịu (xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã sử dụng nguyên liệu làm nấm rơm cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, vừa hạn chế tình trạng đốt rạ rơm, góp phần bảo về môi trường, đồng thời, tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cung cấp cho thị trường.

Mô hình trồng nấm của gia đình chị Dịu tận dụng rơm rạ sau thu hoạch.

Nung nấu ý tưởng làm giàu trên mảnh đất quê hương, nhận thấy nguồn rơm rạ sau thu hoạch mỗi vụ lúa, bà còn nông dân thường đốt bỏ, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí. Năm 2009, qua nghe giới thiệu, vợ chồng chị Phạm Thị Dịu đã tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm mô hình làm nấm rơm tại tỉnh Ninh Bình.

 Tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch tại địa phương cùng nguồn lao động nông nhàn, vợ chồng chị Dịu đã mạnh dạn đầu tư nhà trại, xây dựng cơ sở làm nấm của gia đình. Sau nhiều lần thất bại, bằng sự cần cù, chịu khó, mày mò học hỏi, đến nay, cơ sở sản xuất nấm của gia đình chị Dịu đã dần ổn định và cho hiệu quả năng suất cao. Hiện nay, nhà chị có tổng diện tích 700m2 với 3 nhà trồng nấm rộng 300 m2, có khu trộn rơm, bể ngâm và lò hấp. Năng suất trung bình gần chục tấn/vụ, doanh thu gần 200 triệu/năm.

Chị Phạm Thị Dịu cho biết: “Nhà tôi trồng nấm 5 năm nay rồi, trung bình mỗi ngày được 70 – 80 kg, xuất đi các chợ, các tỉnh, có đợt nhiều xuất cả Sơn La. Làm nấm quan trọng nhất là khâu vệ sinh, sau mỗi lứa nấm phải vệ sinh sạch sẽ, cả công nhân cũng phải sạch sẽ…”

Vừa làm, vừa trau dồi học hỏi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả mô hình, không chỉ làm giàu cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho 10 – 20 lao động địa phương với mức lương 80.000 đồng/ người/ ngày.

Tiếng lành đồn xa, nghe giới thiệu, bà con nhân dân các xã lân cận đã tìm đến cơ sở sản xuất nấm của chi Dịu học việc, mua giống về tự làm nhân rộng ở địa phương. Bà Hòa Thị Lý (xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ) cởi mở chia sẻ: “ Nghe giới thiệu, tôi tìm đến đây học việc, sau mấy tháng hiện đã biết làm, sắp tới cũng về mở cơ sở trồng nấm tại nhà…”.

Mô hình trồng nấm của gia đình chị Dịu.

Đối với An Mỹ, việc phát triển đa dạng các ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế nơi đây phát triển. Ông Nguyễn Quang Khải – Chủ tịch UBND xã An Mỹ nhận xét: “Cơ sở sản xuất nấm của anh chị Dịu đã tạo việc làm cho lao động địa phương. Trong phát triển kinh tế, đây là mô hình có hiệu quả, chúng tôi khuyến khích người dân học tập và nhân rộng.”

 Nói về dự định trong tương lai, chị Phạm Thị Dịu cho biết: “ Trong thời gian tới, tiếp tục mở thêm một trại nữa, làm riêng các khâu; đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm, bổ sung vào cơ sở của mình….”

Năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, vợ chồng chị Phạm Thị Dịu không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và của người lao động, mà còn hạn chế tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch và tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn cung cấp cho thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...